A. Hoạt động cơ bản - Bài 17B: Những bài ca lao động

Giải bài 17B: Những bài ca lao động phần hoạt động cơ bản trang 183, 184, 185 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu

Lời giải

Câu 1

Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:



a) Bức tranh vẽ cảnh gì? Người đó đang làm gì?

b) Em biết những câu thơ, thành ngữ, tục ngữ nào nói về sự lao động vất vả của người nông dân?

Gợi ý:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

a) Bức tranh vẽ cảnh một người nông dân đang đánh trâu để cày ruộng ở ngoài đồng.

b) Một số câu thơ, thành ngữ, tục ngữ nói về sự lao động vất vả của người nông dân đó là:

1/ Chân lấm tay bùn.

2/ Hai sương một nắng.

3/ Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.

4/

Muốn no thì phải hay làm

Một hạt lúa vàng, chín giọt mồ hôi.

Quanh năm, cấy hái cày bừa

Vụ chiêm tiết hạ, vụ mùa tiết đông.

Ai về nhắn chị em cùng

Muốn cho no ấm, nghề nông chuyên cần.

5/

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vố nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công

Mai sau lúa tốt đầy đồng

Thì ta cắt cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Câu 2: Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:

CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

a)

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần!

 b)

Ơn trời mưa nắng phải thì 
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu. 
      Công lênh chẳng quản bao lâu 
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng 
       Ai ơi! chớ bỏ ruộng hoang 
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

 

c)

Người ta đi cấy lấy công 
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề 
      Trông trời, trông đất, trông mây 
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm 
      Trông cho chân cứng đá mềm 
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

 Câu 3: Cùng luyện đọc

Thay nhau đọc tiếp nối 3 bài ca dao. Chú ý đọc lưu loát với giọng tâm tình, nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả: thánh thót, dẻo thơm, đắng cay, tấc đất, tấc vàng,…

Câu 4

Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong lao động, sản xuất?

Gợi ý:

- Nỗi vất vả (đọc bài a)

- Sự lo lắng (đọc bài c)

Trả lời:

* Những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân trong sản xuất:

- Cày đồng đang buổi ban trưa/Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

- Ai ơi, bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

 

* Những hình ảnh nói lên nỗi lo lắng của người nông dân trong sản xuất

Đi cấy còn phải trông nhiều bề: Trông trời, trông đất, trông mây; trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm; trông cho chân cứng đá mềm; Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.

2) Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?

Gợi ý:

Đọc bài b

Trả lời:

Những câu thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân đó là:

Công lênh chẳng quản lâu đâu,/Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng

 

3) Tìm những câu ở cột A phù hợp với từng nội dung ở cột B


Gợi ý:

Em đọc kĩ rồi ghép nối cho phù hợp.

Trả lời:


Câu 5

Học thuộc lòng

- Thay nhau đọc thuộc lòng từng câu hoặc bài ca dao

- Đọc thuộc lòng cả ba bài ca dao.