Câu 1
Quan sát bức ảnh sau và nói những điều em biết về bà Nguyễn Thị Định
- Bà Nguyễn Thị Định sinh năm 1920 mất năm 1992
- Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang, Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
- Tên tuổi bà gắn liền với phong trào đồng khởi và “đội quân tóc dài” được khai sinh từ Bến Tre, quê nhà bà.
Câu 2: Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn sau:
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho tôi ba ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
- Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói:
-Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
-Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ:
Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khóe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
-Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:
-Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!
Theo HỒI KÍ CỦA BÀ NGUYỄN THỊ ĐỊNH
(Văn Phác ghi)
Câu 3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải thích
- Nguyễn Thị Định (1920 – 1992) Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; tên tuổi bà gắn liền với phong trào đồng khởi và “đội quân tóc dài” được khai sinh từ Bến Tre, quê hương bà.
- Truyền đơn: tờ giấy nhỏ có nội dung tuyên truyền chính trị
- Chờ (tiếng Nam Bộ): chứ
- Rủi: không may
- Lính mã tà (tiếng Nam Bộ): cảnh sát thời Pháp thuộc
- Thoát li: rời gia đình để tham gia tổ chức Cách mạng
Câu 4: Cùng luyện đọc
Mỗi em đọc một phần, tiếp nối nhau đến hết bài
Chú ý đọc phân biệt lời các nhân vật: Lời anh Ba – ân cần nhắc nhở chị Út, mừng rỡ khi khen ngợi chị Út; lời chị Út mừng rỡ khi lần đầu được giao việc, thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.
Câu 5: Thảo luận, trả lời câu hỏi
1) Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
Gợi ý:
Đọc đoạn 1.
Trả lời:
Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út đó là: Rải truyền đơn
2) Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận được công việc này?
Gợi ý:
Tìm các chi tiết ở hai câu văn đầu đoạn 2.
Trả lời:
Chi tiết cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận được công việc đầu tiên này đó là: Bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
3) Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
Gợi ý:
Đọc các câu văn từ Khoảng ba giờ sáng đến trời cũng vừa sáng tỏ.
Trả lời:
Để rải hết truyền đơn chị Út đã nghĩ ra cách:
Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng sáng tỏ.
4) Vì sao chị Út muốn được thoát li?
Gợi ý:
Đọc câu văn cuối cùng của bài.
Trả lời:
Chị Út muốn được thoát li vì: chị Út yêu nước, ham hoạt động, muốn được làm thật nhiều việc cho cách mạng
Câu 6: Thi đọc đoạn 1 theo cách phân vai.