A. Hoạt động thực hành - Bài 13C: Dáng hình những người sống quanh ta

Giải bài 13C: Dáng hình những người sống quanh ta phần hoạt động thực hành trang 141, 142, 143 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu

Lời giải

Câu 1

Nói một câu về hai người bạn trong tranh sau đây, trong câu có sử dụng quan hệ từ:


Gợi ý:

M: Bạn Tí cao bằng bạn Tèo

Trả lời:

Tèo mặc áo xanh còn Tí mặc áo đỏ.

Câu 2

Tìm cặp quan hệ từ trong những câu sau:

a. Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng

b. Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không những hàng nghìn đầm cua địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở những vùng lân cận.

Gợi ý:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

a. Nhờ… mà …

b) Không những …. mà....

Câu 3

Chuyển mỗi cặp câu trong đoạn a hoặc đoạn b dưới đây thành một câu sử dụng cặp quan hệ từ vì … nên …. hoặc chẳng những …. mà ….

a. Mấy năm qua, chúng ta đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. Vì thế ở ven biển các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Nghệ An, Thái Bình, Quảng Ninh,... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.

b. Ở ven biển các tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh,... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển như Cồn Vành, Cồn Đen (Thái Bình), Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Mờ (Nam Định),....

Gợi ý:

Em ghép hai câu trong mỗi đoạn thành một câu mới có nhiều vế:

- Một vế có …., một vế có nên …

Hoặc:

- Một vế có chẳng những …, một vế có mà …

Trả lời:

a) mấy năm qua chúng ta đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều nên ở ven biển các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Nghệ An, Thái Bình, Quảng Ninh,.. đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.

b) Chẳng những phong trào trồng rừng ngập mặn có ở các tỉnh ven biển như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh,… rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển như Cồn Vành, Cồn Đen (Thái Bình), Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Mờ (Nam Định),…

Câu 4, 5

Câu 4: Nhận xét về hai đoạn văn:

1) Cách sử dụng từ trong hai đoạn văn dưới đây có gì khác nhau?

2) Đoạn văn nào hay hơn? Vì sao?



Gợi ý:

Em đọc kĩ 2 đoạn văn ở 2 bên tìm ra điểm khác biệt trong việc dùng từ rồi xét xem đoạn văn nào hay hơn.

Trả lời:

1) So với đoạn văn a, đoạn văn b có thêm một số quan hệ từ như sau:

- Vì vậy, Mai giật mình khiếp hãi.

- Cũng vì vậy, cô bé bỗng thấy…

- chẳng kịp can Tâm,…

2) Đoạn văn a hay hơn đoạn văn b, bởi vì việc thêm quan hệ từ không cần thiết vào trong câu khiến cho đoạn văn trở nên dài dòng và nặng nề hơn.

 

Câu 5: Phát biểu để thầy cô giáo và các bạn trong nhóm khác biết ý kiến nhận xét của nhóm em về đoạn văn trên.


Câu 6, 7, 8

Câu 6: Tập viết đoạn văn tả người:

Dựa vào dàn ý đã lập ở bài 13B, phần hoạt động thực hành 4, để viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.

Gợi ý:

a) Viết câu mở đoạn để người đọc biết em đinh tả những gì (ví dụ: mái tóc, khuôn mặt, đôi mắt, vóc người, dáng đi,…)

b) Tả đặc điểm của những chi tiết em đã giới thiệu.

Khi viết, em nên sử dụng các tính từ, từ láy, các hình ảnh so sánh; chú ý thể hiện tình cảm của em đối vứi người được tả.

c) Kiểm tra lại đoạn văn sau khi viết xong:

- Đoạn văn đã có câu mở đoạn chưa?

- Đoạn văn đã nêu đủ các chi tiết như trong dàn bài chưa?

- Cách sắp xếp các chi tiết trong đoạn văn đã hợp lí chưa?

- Các từ ngữ trong đoạn văn đã sinh động và hay chưa?

- Đoạn văn đã thể hiện được tình cảm của em đối với người được tả chưa?

Trả lời:

Người thầy đã dạy dỗ em suốt những năm tháng tiểu học, em chẳng cách nào quên được. Thầy có dáng người cao dong dỏng. Mỗi lần nhìn thấy dáng người cao gầy ấy bước nhanh vào lớp là lòng em lại cảm thấy vô cùng vui mừng. Khuôn mặt thầy vuông chữ điền nhìn trông rất cương nghị. Bà em nói những người có khuôn mặt chữ điền thường là người hiền lành và chính trực. Thầy em có đôi mắt nâu sâu thẳm, thật khó đoán được những buồn vui trong đôi mắt ấy. Có lẽ thầy đã trải qua quá nhiều buồn vui đau khổ trong cuộc đời, nhiều đến nỗi chẳng cách nào biểu đạt hết được. Hằng ngày thầy thường xuất hiện ở trường với áo sơ mi màu trắng được sơ vin gọn gàng. Mái tóc thầy đen mượt, đôi bàn tay tuy thô ráp nhưng rất ấm áp. Chính đôi bàn tay ấy ngày ngày vẫn miệt mài đưa từng đường phấn trên bảng, ngày ngày vẫn kiên nhẫn cầm tay chúng em luyện từng nét chữ.

 Câu 7: Đọc đoạn văn của em cho các bạn trong nhóm nghe

Dán bài làm của các bạn vào góc học tập của nhóm.

 Câu 8: Cả lớp bình chọn đoạn văn hay nhất.

Bình chọn theo gợi ý c của hoạt động 6 trên đây