A. Hoạt động thực hành - Bài 17C: Ôn tập về câu

Giải bài 17C: Ôn tập về câu phần hoạt động thực hành trang 187, 188, 189 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu

Lời giải

Câu 1

Quan sát bức tranh dưới đây:


Dựa vào nội dung bức tranh, mỗi bạn đặt 1 câu theo các kiểu câu đã học:

- Câu hỏi

- Câu kể

- Câu cảm

- Câu khiến

Gợi ý:

Các bạn học sinh đang làm gì? (câu hỏi)

Trả lời:

- Câu hỏi: Các bạn học sinh đang làm gì?

- Câu kể: Các bạn học sinh đang nhảy múa quanh đống lửa.

- Câu cảm: Bầu không khí thật sôi nổi và hào hứng!

- Câu khiến: Hãy tới nhảy múa cùng các bạn học sinh!

Câu 2

a) Đọc đoạn văn sau:

(1) Tiếng hát ngọt ngào của cậu bé mù vang lên từ trong khán phòng đã chật kín người. (2) Phải chăng tiếng hát ấy được cất lên từ trong sâu thẳm trái tim? (3) Mọi người đều xúc động, lặng đi trước những câu hát da diết của cậu. (4)Âm nhạc đã mang lại cho cậu bé khát vọng sống và đưa mọi người xích lại gần nhau hơn. (5) Thật tuyệt vời! (6) Thật tuyệt vời! (7) Những tràng pháo tay và những khen ngợi không ngớt là món quà vô giá đối với cậu bé.

b) Tìm trong đoạn văn trên và viết vào phiếu học tập

- Một câu hỏi

- Một câu kể

- Một câu cảm

- Một câu khiến

c) Điền dấu hiệu nhận biết mỗi kiểu câu, theo mẫu:


Gợi ý:

- Câu hỏi là câu dùng để hỏi, thường có dấu hỏi chấm ở cuối câu.

- Câu kể là câu dùng để giới thiệu hoặc nhận xét về một sự việc, sự vật nào đó, cuối câu thường có dấu chấm

- Câu cảm là câu dùng để bày tỏ cảm xúc, cuối câu thường có dấu chấm than.

- Câu khiến là câu dùng để cầu khiến, cuối câu thường có dấu chấm than.

Trả lời:

b)

- Một câu hỏi: (2) Phải chăng tiếng hát ấy được cất lên từ trong sâu thẳm trái tim?

- Một câu kể: (1) Tiếng hát ngọt ngào của cậu bé mù vang lên từ trong khán phòng đã chật kín người.

- Một câu cảm: (5) Thật tuyệt vời! (6) Thật tuyệt vời!

- Một câu khiến: Không có

c)

Câu 3

Phân loại các kiểu câu kể

a) Đọc mẩu chuyện sau:

Quyết định độc đáo

            (1) Cách đây không lâu, lãnh đạo Hội đồng thành phố Nót-tinh-ghêm ở nước Anh đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn. (2) Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi, công chức bị phạt 1 bảng. (3) Ông Chủ tịch Hội đồng thành phố tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả. (4) Đây là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh.

(Theo báo Công an nhân dân)

Bảng: đơn vị tiền tệ của nước Anh

b) Các câu trong mẩu chuyện trên thuộc kiểu câu gì? (Điền số câu vào chỗ trống phù hợp trong bảng nhóm)

c) Viết các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong mẩu chuyện trên vào phiếu học tập theo mẫu.


Gợi ý:

b) Kiểu câu Ai làm gì? gồm có câu (1)…

Trả lời:

b)

- Kiểu câu Ai làm gì? gồm có câu (1), (3).

- Kiểu câu Ai thế nào? gồm có câu (2).

- Kiểu Câu Ai là gì? gồm có câu (4).

c)

Câu 4, 5, 6

Câu 4: Trả bài văn tả người

a) Nghe thầy cô nhận xét về bài kiểm tra viết ở tiết học trước.

b) Tham gia chữa những lỗi mà thầy cô nêu trước lớp.

c) Nghe đọc những đoạn văn hoặc bài làm văn tốt. Thảo luận tìm ra cái hay của câu văn, đoạn văn, bài văn.

 Câu 5: Sửa bài văn

a) Đọc lại bài của mình và nhận xét của thầy cô giáo.

b) Tự rà soát, sửa lỗi trong bài làm của mình.

c) Chọn một đoạn trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn.

 Câu 6:

- Thay nhau đọc kết quả sửa bài làm của mình cho các bạn trong nhóm nghe.

- Nghe các bạn nhận xét về bài của mình.