A. Hoạt động thực hành - Bài 23C: Hoàn thiện bài văn kể chuyện

Giải bài 23C: Hoàn thiện bài văn kể chuyện phần hoạt động thực hành trang 60, 61 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu

Lời giải

Câu 1

Mẩu chuyện vui sau có một câu ghép sử dụng cặp quan hệ từ không chỉ … mà. Tìm và phân tích cấu tạo của câu ghép đó:

Người lái xe đãng trí

Một người đàn ông hốt hoảng gọi điện tới đồn công an:

- A lô! Xin các anh đến giúp tôi ngay! Tôi đã khóa cửa xe cẩn thận nhưng bọn trộm vẫn đột nhập vào xe của tôi. Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh. Thật không thể tưởng tượng nổi!

Lát sau, khi hai cảnh sát vừa được phái đi thì trực ban của đồn lại nhận được một cú điện thoại:

- Xin lỗi vì đã làm phiền các anh. Hóa ra tôi nhầm vào hàng ghế sau.

(Theo báo Mực tím)

Gợi ý:

Em đọc kĩ và làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

Câu ghép trong truyện cười đó là

Câu 2

Điền cặp quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống (trên phiếu):

 

a. Tiếng cười ........ đem lại niềm vui cho mọi người ......... nó còn là một liều thuốc trường sinh.

b. ........... hoa sen đẹp .............. nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.

c. Ngày nay, trên đất nước ta, .......... công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh .............. mỗi một người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hòa bình.

Gợi ý:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

a) Tiếng cười không những đem lại niềm vui cho mọi người  nó còn là liều thuốc trường sinh.

b) Chẳng những hoa sen đẹp  nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.

c) Ngày nay, trên đất nước ta, không chỉ công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh  mỗi một người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hòa bình.

Câu 3: Nghe thầy cô nhận xét chung và hướng dẫn sửa bài trong giờ trả bài văn kể chuyện:

- Tham gia sửa những lỗi chung dưới sự hướng dẫn của thầy cô.

- Nghe đọc một số đoạn hoặc bài làm tốt của các bạn.

- Thảo luận để tìm ra cái hay của đoạn văn, bài văn được giới thiệu.

 Câu 4: Đọc lại bài và sửa lỗi theo nhận xét của thầy cô:

- Xem lại các lỗi trong bài (lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu …)

- Đổi bài với bạn để soát và sửa lỗi.

- Tự sửa bài làm của mình.

 Câu 5: Chọn một đoạn văn trong bài làm của em, viết lại cho hay hơn.

Đổi bài với bạn để góp ý cho nhau