Câu 1
Thi điền nhanh tên dấu câu thích hợp (dấu ngoặc kép, dấu chấm hỏi, dấu chấm hết, dấu chấm than) vào chỗ trống để hoàn chỉnh mẫu chuyện sau:
Những dấu câu Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp, chỉ tìm câu đơn giản. Đằng sau câu đơn giản là ý nghĩ đơn giản. Sau đó, anh ta lại làm mất (1) ... Anh bắt đầu nói đều đều, không ngữ điệu, không cảm thán. Không gì có thể làm anh vui sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa. Đằng sau đó là sự thờ ơ với mọi chuyện. Kế đó, anh ta đánh mất (2) .... Anh chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra trong vũ trụ, trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh cũng không biết, anh đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thờ ơ với mọi điều. Vài tháng sau, anh đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh không liệt kê, không giải thích được hành vi của mình. Anh đổ lỗi cho tất cả, trừ bản thân. Mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại (3) ... Anh không phát biểu được ý kiến nào của riêng mình, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời người khác. Thế là anh hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ vậy, anh ta đi đến (4) ... (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010) |
- Trình bày kết quả của nhóm.
- Đọc kết quả bài làm trước lớp.
Gợi ý:
Em đọc kĩ để điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
Trả lời:
Những dấu câu
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp, chỉ tìm câu đơn giản. Đằng sau câu đơn giản là ý nghĩ đơn giản. Sau đó, anh ta lại làm mất (1) dấu chấm than. Anh bắt đầu nói đều đều, không ngữ điệu, không cảm thán. Không gì có thể làm anh vui sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa. Đằng sau đó là sự thờ ơ với mọi chuyện.
Kế đó, anh ta đánh mất (2) dấu hỏi. Anh chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra trong vũ trụ, trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh cũng không biết, anh đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thờ ơ với mọi điều.
Vài tháng sau, anh đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh không liệt kê, không giải thích được hành vi của mình. Anh đổ lỗi cho tất cả, trừ bản thân.
Mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại (3) dấu ngoặc kép. Anh không phát biểu được ý kiến nào của riêng mình, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời người khác. Thế là anh hoàn toàn quên mất cách tư duy.
Cứ vậy, anh ta đi đến (4) dấu chấm hết.
Câu 2
a) Em đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong đoạn văn sau để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ của nhân vật?
Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: Phải nói ngay điều này để thầy biết. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này. (Theo KƯ-RÔ-Y-A-NA-GI , Phí Văn Gừng dịch) |
b) Trao đổi kết quả bài làm với bạn.
Gợi ý:
Con đọc kĩ đoạn văn và tìm câu văn chỉ lời nói hoặc ý nghĩ của nhân vật rồi đặt dấu ngoặc kép vào giữa đó.
Trả lời:
Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết”. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy.
Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, ngọt ngào, ra vẻ người lớn: "Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ờ trường này”.
- Dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ của nhân vật: Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết”. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy.
- Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật: Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, ngọt ngào, ra vẻ người lớn: "Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ờ trường này”.
Bài 3
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu thuật lại một phần cuộc họp của tổ em, trong đó có dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp hoặc đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
M: Bạn Dũng, tổ trưởng của tôi mở đầu cuộc họp thi đua bằng thông báo: “Nếu tổ nào đạt điểm thi đua, tổ ấy sẽ được cùng thây lên thị xã xem xiếc thú vào sáng chủ nhật tới.”….
- Em viết đoạn văn, kiểm tra đoạn văn đã viết.
- Đổi bài với bạn để soát và sửa lỗi.
Trả lời:
Mở đầu cuộc họp sáng nay của tổ em, tổ trưởng đưa ra một thông báo hấp dẫn đặc biệt: “Chủ nhật tuần này lớp tổ chức lên thị xã tham quan công viên nước”. Cả tổ đều xôn xao. Minh “nhí” và Hoa “bự” là ồn ào nhất. Chưa chi, họ đã “lên kế hoạch dự trù” đủ thứ cả. Em cũng háo hức mong tới chủ nhật thật nhanh để có thêm nhiều hơn nữa những kỉ niệm với mọi người.
Câu 4
Dựa theo dàn bài đã lập (bài 33B), em hãy viết một bài văn theo một trong các đề bài sau:
1) Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp.
2) Tả một người ở nơi em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng,….)
3) Tả một người em mới gặp lần đầu nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
- Em viết bài văn, trao đổi bài với bạn trong nhóm.
- Đọc kết quả bài làm trước lớp, nghe thầy cô và các bạn nhận xét.
Bài làm tham khảo:
Trong nhà trường, thầy, cô giáo nào em cũng kính yêu nhưng cô Hạnh là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng đẹp đẽ nhất.
Dáng người cô cân đối, làn da ngăm ngăm trông gợi lên ở cô một sự khỏe mạnh, chất phác. Khuôn mặt tròn, phúc hậu. Nhìn mái tóc điểm bạc và những vết nhăn trên khuôn mặt ấy em đoán cô đã ngoàì bốn mươi tuổi. Cô rất thích mặc những bộ trang phục sẫm màu. Tuy giản dị nhưng cũng thật đep, thật trang nhã. Cô thường đeo kính trắng. Ẩn trong đôi mắt kính trong suốt ấy là cặp mắt sâu và sáng của cô. Đôi mắt thật hiền từ, thường nhìn chúng em bằng cái nhìn trìu mến. Khi cô mỉm cười hàm răng trắng nõn lộ ra và ánh mắt thì long lanh, dịu hiền khó tả. Em thích nhất là đôi bàn tay cô. Tuy bàn tay xương xương nhưng cô chấm bài nhanh thoăn thoắt. Mỗi con điểm mười trên trang vở của chúng em là liều thuốc hiệu nghiệm giúp cô quên hết nhọc nhằn. Mỗi khi cô viết bài trên bảng lớp, những đường gân rắn rỏi nổi lên. Nhìn đôi bàn tay cô, em hình dung cô là một kiến trúc sư đang vẽ nên nền móng của những tòa nhà vững chắc. Nói cho đúng hơn, cô là một kĩ sư tâm hồn đã dìu dắt rất nhiểu thế hệ học sinh.
Cô rất yêu chúng em và quan tâm đặc biệt đến các bạn học yếu, các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Cô đã không ngần ngại mua cho chúng em những chiếc bút, những quyển vở để phục vụ việc học tập. Những lúc ấy em hình dung cô như người mẹ thứ hai của mình. Tuy bây giờ em không còn học cô nữa nhưng em luôn nhớ về hình ảnh của cô, luôn biêt ơn cô đã dìu dắt chúng em khôn lớn thành người.