B. Hoạt động thực hành - Bài 19A: Người công dân số Một

Câu 1

a) Đọc đoạn văn sau:

           (1) Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. (2) Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. (3) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. (4) Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. (5) Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ,… (6) Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. (7) Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

b) Tìm câu ghép trong đoạn văn trên và viết vào bảng nhóm theo mẫu:



c) Có thể tách mỗi vế trong câu ghép vừa tìm được thành một câu đơn không? Vì sao?

Gợi ý:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.


Lời giải

Trả lời:

b)


c) Không thể tách mỗi vế câu ghép nói trên thành một câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ rất chặt chẽ với ý của vế câu khác.

Câu 2

Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép rồi viết vào vở.

a. Mùa xuân đã về,.................

b. Mặt trời mọc, ...................

c. Trong truyện cố tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn ...................

d. Vì trời mưa to nên ................

Gợi ý:

Em hãy đọc kĩ vế câu đã cho và điền tiếp một vế câu nữa có sự liên kết về ý nghĩa với vế câu đã cho.

Trả lời:

a. Mùa xuân đã về, cây cối đâm trồi nảy lộc.

b. Mặt trời mọc, sương tan dần.

c. Trong truyện cố tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì lười biếng, tham lam.

d. Vì trời mưa to nên buổi biểu diễn bị huỷ.

Câu 3

a) Nghe thầy cô đọc và viết vào vở

Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực

            Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ. Năm 23 tuổi, ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở phủ Tây An, nay thuộc tỉnh  Long An. Đội quân khởi nghĩa do ông chỉ huy đã lập nên nhiều chiến công vang dội khắp vùng Tây Nam Bộ. Bị giặc bắt và đưa ra hành hình, ông khảng khái trả lời viên thống đốc Nam Kì: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

b) Đổi bài với bạn để sửa lỗi.

Câu 4

Chọn chữ thích hợp để điền vào chỗ trống trong phiếu học tập, biết rằng:

(1) Chữ r, d hoặc gi

(2) Chữ o hoặc ô (thêm dấu thanh thích hợp)

Tháng giêng của bé

Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh (1)...ấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết tr(2)...n tìm

Cây đào trước cửa lim (1)...im mắt cười

Quất g(2)...m từng hạt nắng (1)...ơi

Làm thành quả - những mặt trời vàng mơ

Tháng (1)...êng đến tự bao giờ?

Đất trời viết tiếp bài thơ ng(2)...t ngào.

(Theo Đỗ Quang Huỳnh)

Gợi ý:

1) Ô số (1) con điền các chữ cái r, d, gi vào chỗ trống sao cho phù hợp

2) Ô số (2) con điền o hoặc ô cần chú ý thêm dấu thanh sao cho thích hợp.

Trả lời:

Tháng giêng của bé

Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

Quất gom từng hạt nắng rơi

Làm thành quả - những mặt trời vàng mơ

Tháng giêng đến tự bao giờ?

Đất trời viết tiếp bài thơ ngt ngào.

Câu 5

Chọn bài a hoặc b

a) Tìm tiếng bắt đầu bằng r, d hay gi thích hợp với mỗi chỗ trống. Viết lại các từ có tiếng tìm được vào vở.

Làm việc cho cả ba thời

           Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:

- Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?

Bác nông dân đáp:

- Tôi làm cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.

Ve nghĩ mãi không ...., lại hỏi:

- Thế nào là làm việc cho cả ba thời?

Bác nông dân ôn tồn giảng ....:

- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi còn bố mẹ ...... Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là .... dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.

(Truyện vui dân gian thế giới)

Gợi ý:

- Em đọc thật kĩ để điền vào chỗ trống tiếng thoả mãn hai yêu cầu:

+ Bắt đầu bằng r, d, gi

+ Phù hợp với nội dung câu chuyện

Trả lời:

Làm việc cho cả ba thời

       Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:

- Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?

Bác nông dân đáp:

- Tôi làm cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.

Ve nghĩ mãi không ra, lại hỏi:

- Thế nào là làm việc cho cả ba thời?

Bác nông dân ôn tồn giảng giải:

- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi còn bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.

 

b) Tìm vần chứa hay ô thích hợp với mỗi ô trống. Giải câu đố.

- Hoa gì đơm lửa rực h....

       Lớn lên hạt ng.... đầy tr... bị vàng?

    - Hoa nở trên mặt nước

       Lại mang hạt tr.... mình

       Hương bay qua hồ r....

       Lá đội đầu mướt xanh.

Gợi ý:

- Em điền vần có chứa hoặc ô (thê

Trả lời:

b) - Hoa gì đơm lửa rực hồng

       Lớn lên hạt ngọc đầy trong bị vàng?

Đáp án là hoa lựu.

    - Hoa nở trên mặt nước

       Lại mang hạt trong mình

       Hương bay qua hồ rộng

       Lá đội đầu mướt xanh.

Đáp án là cây sen.