Câu 1
Đọc đoạn trích dưới đây của truyện Thái sư Trần Thủ Độ :
Linh Từ Quốc Mẩu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc :
- Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.
Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:
- Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa ! Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.
(Theo Đại Việt sử kí toàn thư)
Câu 2: Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, viết tiếp vào bảng nhóm một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch sau:
Giữ nghiêm phép nước
Nhân vật: Trần Thủ Độ ; Linh Từ Quốc Mẫu ; người quân hiệu ; một vài người lính và gia nô.
Cảnh trí: Một căn phòng rộng có kê án thư, trên có hộp bút. mấy cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi đọc sách.
Thời gian : Khoảng gần trưa.
Gợi ý lời đối thoại:
- Linh Từ Quốc Mẫu phàn nàn với Trần Thủ Độ về chuyện bà bị người quân hiệu coi thường.
- Trần Thủ Độ lệnh cho quân lính đi bắt người quân hiệu.
- Quân lính áp giải người quân hiệu vào.
- Trần Thủ Độ hỏi người quân hiệu có đúng là anh ta bắt vợ ông xuống kiệu không. Có biết bà là phu nhân của Thái sư không.
- Người quân hiệu khẳng định là anh ta biết và kể lại đầu đuôi câu chuyện.
- Trần Thủ Độ khen ngợi, thưởng vàng và lụa cho người quân hiệu.
(Linh Từ Quốc Mẫu bước vào phòng, vẻ mặt buồn bực như vừa khóc.)
Trần Thủ Độ : - (Ngạc nhiên) Phu nhân sao thế ?
Linh Từ Quốc Mẫu (Tấm tức) Phép nước bây giờ đảo lộn hết rồi ! Một tên quân hiệu mà dám hỗn với cả vợ thái sư. Như thế thì còn trên dưới gì nữa !
Trần Thủ Độ : - Bà hãy bớt nóng giận đi ! Kể cho tôi nghe đầu đuôi câu chuyện thế nào đã !
Linh Từ Quốc Mẫu: Hôm nay tôi có việc qua cửa Bắc. Có tên quân hiệu nhất định bắt tôi xuống kiệu. Ông nghĩ xem : Tôi là vợ quan thái sư, thế mà kẻ dưới dám khinh nhờn là thế nào ?
Trần Thủ Độ:......
Trả lời:
Trần Thủ Độ: - Hãy để tôi gọi hắn đến xem sao (Gọi lính hầu) Quân bay, cho đòi tên quân hiệu ấy đến đây ngay!
Nhớ dẫn theo một phu kiệu để nhận mặt hắn.
Lính hầu: - Bẩm, vâng ạ.
(Lát sau, lính hầu về, dẫn theo một người quân hiệu trạc 30 tuổi, dáng vẻ cao lớn, đàng hoàng).
Người quân hiệu: - (Lạy chào) Kính chào Thái sư và phu nhân.
Trần Thủ Độ: - Ngẩng mặt lên ! Ngươi có biết, phu nhân ta không?
Người quân hiệu: - (Vẻ lo lắng) Bẩm Đức Ông, con biết phu nhân ạ.
Trần Thủ Độ: - Có đúng là sáng nay ngươi đã chặn kiệu của phu nhân ta không?
Người quân hiệu: - Bẩm Đức Ông, quả có việc đó ạ.
Trần Thủ Độ: - (Nổi giận) Giỏi thật! Sao ngươi dám hỗn láo với phu nhân?
Người quân hiệu: - Bẩm Đức Ông, sáng nay, kiệu phu nhân đi ngang qua điện Kính Thiên. Con đã trình với phu nhân nhưng các thị nữ cứ xô đến, nói là kiệu phu nhân quan Thái sư, không được phép cản. Bởi vậy, chúng con đành lấy gươm ngăn, buộc phu kiệu đi vòng. Bẩm, chuyện đúng là như thế. Con xin chịu tội với Đức Ông và phu nhân.
Trần Thủ Độ: - (Vẻ hài lòng, ôn tồn) Thì ra thế ! Ngươi ở chức thấp mà giữ nghiêm phép nước như vậy, ta trách gì ngươi được. (Nói với phu nhân) Bà hãy thưởng cho anh ta.
Linh Từ Quốc Mẫu: - (Nói với gia nô) Lấy cho ta một tấm lụa và ba nén bạc.
Gia nô: - (Gia nô vào rồi mang lụa, bạc ra) Bẩm, phu nhân. Quà thưởng đây ạ.
Linh Từ Quốc Mẫu: - (Linh Từ Quốc Mẫu lấy quà từ tay gia nô, trao cho người quân hiệu). Đây là Thái sư và ta ban thưởng cho ngươi.
Người quân hiệu: - (Cảm động) Xin đa tạ Thái sư và phu nhân
(Tất cả cùng đi vào. Hạ màn)
Câu 3: Phân vai đọc lại màn kịch trên
huẩn bị kể lại một câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc ta.
Gợi ý:
Thực hiện nhiệm vụ theo trình tự sau:
1) Tìm và nhớ lại truyện, ví dụ:
- Truyện ca ngợi truyền thống hiếu học : Ông tổ nghề thêu (Tiếng Việt 3, tập hai), Văn hay chữ tốt (Tiếng Việt 4, tập một), Bông sen trong giếng ngọc (Truyện đọc lớp 4).
- Truyện ca ngợi truyền thống đoàn kết : Câu chuyện bó đũa (Tiếng Việt 2, tập một), Đôi bạn (Tiếng Việt 3, tập một), Vì muôn dân (Tiếng Việt 5, tập hai).
2) Tập kể chuyện:
- Giới thiệu tên câu chuyện
- Mở đầu câu chuyện thế nào?
- Diễn biến câu chuyện ra sao? (Kể rõ trình tự các sự việc xảy ra, hành động của nhân vật; chú ý nhấn mạnh những chi tiết liên quan đến đức tính hiếu học hoặc tinh thần đoàn kết)
- Câu chuyện kết thúc như thế nào?
3) Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện:
- Nói về nhân vật trong truyện mà em thích.
- Câu chuyện khuyên ta điều gì?
Bài làm tham khảo:
Từ xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đoàn kết để sống, để tồn tại và vượt qua mọi thử thách to lớn trong cuộc đời. Đoàn kết đã trở thành niềm tin và đạo lí của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính vì thế, ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ câu tục ngữ:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyện có tựa đề là "Câu chuyện bó đũa", ca ngợi về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Chuyện như sau:
"Ngày xưa ở một gia đình, có hai anh em. Lúc còn nhỏ hai người rất thương yêu nhau, có cái gì ngon, anh em thường nhường nhịn cho nhau, nhưng khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn thường hay va chạm.
Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố gắng hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh”.
Câu chuyện khuyên chúng ta: anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ, cưu mang nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Chỉ cần đoàn kết thì sẽ tạo thành một khối vững mạnh, vững bền ngược lại, chỉ cần lục đục và chia rẽ kết quả sẽ giống như bó đũa kia, từng chiếc, từng chiếc đều bị bẻ gãy.
Câu 5: Kể chuyện trong nhóm
- Từng em kể lại câu chuyện mình đã được chọn.
- Bình chọn bạn kể hay nhất.
Câu 6: Thi kể chuyện trước lớp
Đại diện các nhóm kể chuyện, lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.