Câu 1
Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau ?
Dấu chấm và dấu phẩy
Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc-na Sô nhận được tập bản thảo truyện gắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết : "Thưa ngài tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài."
Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc-na Sô bèn viết thư trả lời : "Anh bạn trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi chào anh."
TRẦN MẠNH THƯỜNG sưu tầm
Bớc-na Sô (1856 – 1950): nhà văn nổi tiếng người Ai-len, được Giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1925.
Gợi ý:
Tác dụng của dấu phẩy:
- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
- Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Từ các tác dụng của dấu phẩy trêm em hãy xét chúng trong nội dung hai bức thư để đặt vào vị trí phù hợp.
Trả lời:
Bức thư 1: “Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài”.
Bức thư 2: “Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh”.
Câu 2
Viết vào vở một trong hai bức thư trong mẩu chuyện trên sau khi đã đặt đúng dấu chấm, dấu phẩy (lưu ý viết đúng chữ cái đầu câu)
Trả lời:
Bức thư 1: “Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài”.
Câu 3: Viết một đoạn văn khoảng 3 – 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em?
Gợi ý:
- Vào giờ ra chơi, sân trường như thế nào?
- Các học sinh trong trường thường chơi những trò chơi gì?
- Em thường chơi trò chơi gì? Chơi với ai?
Trả lời:
(1) Tiếng trống trường vừa vang lên, học sinh từ các lớp ùa ra bên ngoài như ong vỡ tổ. Sân trường nhộn nhịp hẳn lên. (2) Góc này, một nhóm bạn đang chơi đá cầu. (3) Góc kia, một nhóm bạn đang chơi nhảy dây. (4) Dưới gốc câu bàng, hai ba bạn tụm lại trò chuyện ríu rít. (5) Giữa sân, các bạn đang xếp vòng tròn cùng nhau ca hát. (6) Tiếng nói, tiếng cười vang lên không ngớt.
Câu 4: Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn em vừa viết.
- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu: câu 6,
- Ngăn cách trang ngữ với chủ ngữ và vị ngữ: câu 5, câu 2, câu 3, câu 4
- Ngăn cách các vế câu trong câu ghép: câu 1
Câu 5
a) Nhớ và viết vào vở 14 dòng đầu bài Bầm ơi.
(Chú ý: trình bày bài thơ theo thể lục bát)
b) Đổi bài với bạn để soát và sửa lỗi
Bầm ơi
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…
Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn lỗi tái tê lòng bầm
Câu 6
Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị dưới đây thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng
Gợi ý:
Tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức được viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.
Từ gợi ý trên em có thể phân tách các tên riêng thành các bộ phận và điền vào chỗ trống.
Trả lời:
Câu 7
Viết vào vở rên các cơ quan, đơn vị sau đây cho đúng
- Nhà hát tuổi trẻ
- Nhà xuất bản giáo dục việt nam
- Trường mầm non sao mai
Gợi ý:
Tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức được viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.
Trả lời:
a) Nhà hát Tuổi trẻ.
b) Nhà xuất bản Giáo dục.
c) Trường Mầm non Sao Mai.