Câu 1
Thi xếp nhanh các từ vào nhóm thích hợp
- Chuẩn bị: Hai nhóm chơi, mỗi nhóm có một bộ thẻ từ:
Giáo viên
|
Đại uý
|
Trung sĩ
|
Thợ điện
|
Thợ cơ khí
|
Thợ cấy
|
Thợ cày
|
Học sinh tiểu học
|
Học sinh trung học
|
Kĩ sư
|
Bác sĩ
|
Tiểu thương
|
Chủ tiệm
|
- Từng bạn trong nhóm lấy một trong các thẻ từ.
- Thi xếp nhanh thẻ từ vào một trong 6 nhóm từ sau:
a. Công nhân
|
b. Nông dân
|
c. Quân nhân
|
d. Trí thức
|
e. Doanh nhân
|
g. Học sinh
|
Gợi ý:
Con đọc kĩ các nghề nghiệp, chú ý đến tính chất công việc của từng nghề rồi sắp xếp vào các nhóm thích hợp.
Trả lời:
a. Công nhân
|
b. Nông dân
|
c. Quân nhân
|
d. Trí thức
|
e. Doanh nhân
|
g. Học sinh
|
Thợ điện
Thợ cơ khí
|
Thợ cấy
Thợ cày
|
Đại uý
Trung sĩ
|
Giáo viên
Bác sĩ
Kĩ sư
|
Tiểu thương
Chủ tiệm
|
Học sinh tiểu học
Học sinh trung học
|
Câu 2
Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:
Con Rồng cháu Tiên
Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào và lớn nhanh như thổi. Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bảo vợ :
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nưóc, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào.
Theo Nguyễn Đổng Chi
a) Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau bằng đồng bào?
Đồng bào: những người cùng chung giống nòi, cùng đất nước (đồng: cùng, bào: màng, bọc thai nhi)
b) Tìm và viết vào vở những từ ngữ bắt đầu bằng tiếng "đồng". (có nghĩa là “cùng”)
M: - đồng hương (người cùng quê)
- đồng lòng (cùng một ý chí)
c) Đặt câu với một trong những từ ngữ vừa tìm được.
Gợi ý:
a) Em dựa vào phần giải nghĩa từ đồng bào phía dưới kết hợp với việc đọc lại nội dung truyện để trả lời.
b) Em làm theo yêu cầu của bài tập.
c) Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Trả lời:
a) Người Việt ta gọi nhau là đồng bào bởi vì theo như truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên thì người Việt Nam ta được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, từ trăm trứng này lại nở ra một trăm người con. Như vậy nguồn gốc của chúng ta là cùng một mẹ, cùng một bào thai.
b) Các từ ngữ bắt đầu bằng tiếng đồng:
- Đồng môn: Cùng học một thầy, cùng trường.
- Đồng chí: Người cùng chí hướng.
- Đồng ca: Cùng hát chung một bài.
- Đồng cảm: Cùng chung cảm xúc, cảm nghĩ.
- Đồng ý: Cùng chung ý kiến đã nêu
- Đồng thanh: Cùng hát, cùng nói.
- Đồng tâm: Đồng lòng.
- Đồng nghiệp: Cùng làm một nghề
- Đồng nghĩa: Cùng một nghĩa.
- Đồng đội: Người cùng chiến đấu.
- Đồng hành: Cùng đi một đường.
c) Đặt câu:
Chú Thắng và chú Long là những người đồng đội cùng vào sinh ra tử với nhau.
Câu 3
Nghe thầy (cô) đọc và viết vào vở: Thư gửi các học sinh (từ Sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em)
Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
Câu 4
a) Viết vần của từng tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:
Em yêu màu tím
Hoa cà, hoa sim
M:
Tiếng
|
Vần
|
Âm đệm
|
Âm chính
|
Âm cuối
|
Tím
|
|
i
|
m
|
b) Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt vào đâu.
- Cấu tạo của vần gồm những phần nào?
- Nêu nhận xét về vị trí dấu thanh của các cặp chữ sau:
Chí/Chị Hoả/Hoạ
- Sự khác nhau về cách đặt vị trí dấu của dấu nặng với các dấu còn lại là gì?
Gợi ý:
Em hoàn thành bài tập.
Trả lời:
a.
Tiếng
|
Vần
|
Âm đệm
|
Âm chính
|
Âm cuối
|
Em
|
|
e
|
m
|
Yêu
|
|
yê
|
u
|
Màu
|
|
a
|
u
|
Tím
|
|
i
|
m
|
Hoa
|
o
|
a
|
|
Cà
|
|
a
|
|
Hoa
|
o
|
a
|
|
Sim
|
|
i
|
m
|
b.
- Cấu tạo của phần vần gồm có âm đệm, âm chính và âm cuối.
- Dấu thanh được đặt vào âm chính.
- Sự khác nhau về cách đặt ví trí dấu của dấu nặng với các dấu còn lại là: Dấu nặng sẽ được đặt ở bên dưới âm chính còn những dấu khác thì đặt ở phía trên âm chính.