I. Tác giả
1. Tiểu sử - Cuộc đời
- Ăng – ghen (1820 – 1895)
- Phri-đơ-rich Ăng-ghen sinh ở thành phố Barmen, tỉnh Rhein, Vương quốc Phổ trong một gia đình chủ xưởng dệt.
- Là nhà triết học, lí luận chính trị xuất sắc người Đức.
- Là nhà hoạt động cách mạng của phong trào Quốc tế cộng sản, người bạn thân thiết của Các – Mác.
2. Sự nghiệp sáng tác
Các tác phẩm chính:
- Những phác thảo phê phán môn kinh tế chính trị học.
- Cùng với Các Mác:
+ Gia đình thánh (Tháng 2 năm 1845);
+ Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848);
+ Những yêu sách của Đảng cộng sản Đức (Tháng 3 năm 1848).
- Những năm cuối đời:
+ Nguồn gốc gia đình, Chế độ tư hữu và Nhà nước (1884),
+ Luivich Phoiơbach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1866);
+ Biện chứng tự nhiên; Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức (1894).
II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
* Các – Mác (1818 – 1883)
- Là nhà triết học và lí luận chính trị vĩ đại người Đức.
- Là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới.
- Ông sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, xây dựng học thuyết kinh tế Mác – xít, chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Học thuyết của ông là vũ khí lí luận và hành động của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống ách thống trị tư sản…
a. Xuất xứ - Hoàn cảnh ra đời
Văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” là bài điếu văn của Ăng-ghen đọc trước mộ Các Mác. Được sáng tác vào tháng 3/1883, sau khi Các Mác qua đời.
b. Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1: Từ đầu đến “…vĩ nhân ấy gây ra”: Nhắc lại thời điểm Các Mác qua đời, tiên lượng sự mất mát, trống vắng của giai cấp vô sản, nhân dân thế giới và khoa học lịch sử trước cái chết của ông.
+ Phần 2: Tiếp đến “…không làm gì thêm nữa”: đánh giá ba cống hiến vĩ đại của Các Mác.
+ Phần 3: Phần còn lại: Giải thích vì sao Mác bị nhiều người thù ghét và vu khống nhất nhưng lại không có kẻ thù cá nhân – đánh giá sự bất tử của Mác.
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Phần mở đầu: Sự ra đi của Các Mác
- Thời gian: Chiều ngày 14 tháng 3, vào lúc ba giờ kém 15 phút. Vẻn vẹn chỉ có hai phút.
- Không gian lúc ra đi:
+ Văn phòng của Các Mác
+ Trên chiếc ghế bành.
=> Không gian, thời gian cụ thể đến mức chi tiết gợi nên cái trang trọng, thiêng liêng của khoảnh khắc Mác qua đời.
- Sự ra đi của Mác rất nhẹ nhàng: Ngủ thiếp đi trên chiếc ghế bành nhưng là giấc ngủ nghìn thu.
- Nghệ thuật:
+ Những câu văn với giọng điệu trầm lắng, nhẹ nhàng.
+ Biện pháp nói giảm, nói tránh
→ Góp phần xoa dịu đau thương nhưng không làm phai nhạt vị trí và tầm vóc Mác
=> Niềm tiếc thương và kính trọng đối với Các Mác.
2. Phần 2: Những cống hiến vĩ đại của Các Mác
* Cống hiến thứ nhất:
- Mác là người đã tìm ra “Quy luật phát triển của lịch sử loài người”.
- Quy luật đó được đề cập cụ thể như sau : “con người trước hết cần có cái ăn, cái uống, quần áo và chỗ ở, rồi sau đó mới có thể làm chính trị, khoa học,nghệ thuật, tôn giáo”.
→Trong mối quan hệ giữa “cái ăn…chỗ ở” với “làm chính trị…tôn giáo” thì “cái ăn…chỗ ở” có trước và quyết định đến “làm chính trị…tôn giáo”
- Nghệ thuật lập luận của tác giả :
+ Lập luận chặt chẽ
+ So sánh tương đồng (giữa Mác và Đác-uyn).
- Mác đã khẳng định phải dựa vào cơ sở hạ tầng để giải thích sự phát triển của kiến trúc thượng tầng chứ không phải làm ngược lại.
- Kết luận của Mác đã làm đảo lộn và phá sản tất cả các cách giải thích về lịch sử xã hội trước đó và đương thời.
- Sở dĩ có ảnh hưởng lớn như vậy là bởi tính đúng đắn, chính xác, khoa học của kết luận trên.
* Cống hiến thứ hai:
- Mác đã phát hiện ra quy luật vận động của phương thức sản xuất TBCN đương thời của xã hội tư sản do phương thức ấy đẻ ra.
- Cụ thể: Mác đã đưa ra quy luật về giá trị thặng dư (m).
- Giai cấp tư sản bóc lột công nhân lao động làm thuê cho chúng chính là ở giá trị thặng dư này => bản chất của phương thức sản xuât TBCN.
- Ý nghĩa : Là tiền đề khoa học quan trọng để xây dựng một xã hội tốt đẹp, không có hiện tượng người bóc lột người.
* Cống hiến thứ ba
- Đó là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến lí thuyết cách mạng khoa học thành hành động thưc tiễn.
- Các dẫn chứng tiêu biểu :
+ “Khoa học với Mác là một động lực lịch sử”
+ “Đấu tranh là một hành động tự nhiên”
+ “Bằng cách này hay cách khác”, đã “tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản …”
→ Như vậy, Mác không chỉ là một nhà lí luận mà còn là nhà hoạt động cách mạng kiệt xuất.
- Nghệ thuật lập luận
+ So sánh tăng tiến (So sánh tầng bậc)
Cụ thể : “Giống như”, “nhưng không chỉ có thế thôi”
+ So sánh tương đồng (với các vĩ nhân cùng thời đại)
→ Nói lên tầm vóc vĩ đại của Mác. Các Mác là vĩ nhân, là đỉnh cao của thời đại.
=> Với ba cống hiến đó, Các Mác đã trở thành một nhà khoa học, một nhà cách mạng lỗi lạc và người tiên phong trong sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại. Là “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong các nhà tư tưởng hiện đại”.
c. Phần ba: Thái độ và tình cảm của Ăng-ghen đối với Các Mác.
- Mác bị căm ghét nhiều nhất vì tất cả những xấu xa trong xã hội đương thời đã bị Mác phơi bày ra trước ánh sáng.
- Giai cấp công nhân, cộng sự, nhân dân lao động trên toàn thế giới kính yêu, thương tiếc ông.
→ Đây là bằng chứng hùng hồn cho thấy sức mạnh và sự bất tử của học thuyết Mác.
- Mục tiêu phê phán, đấu tranh suốt đời của Mác là chủ nghĩa tư bản, là tư tưởng, học thuyết phản động, duy tâm, bất công xã hội chứ không phải một cá nhân cụ thể nào.
d. Giá trị nội dung
- Mác là nhà tư tưởng vĩ đại nhất, nhà hoạt động cách mạng lớn, những cống hiến của Mác trở thành tài sản chung cho cả nhân loại.
- Cảm hứng tiếc thương nhưng chủ yếu nghiêng về khẳng định, ngợi ca công lao và những cống hiến vĩ đại của Mác.
e. Giá trị nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng.
- Mô hình 3 phần của văn nghị luận.
- So sánh tăng tiến, trùng điệp.