Bài 1. Cung và góc lượng giác

Bài Tập và lời giải

Câu hỏi 1 trang 136 SGK Đại số 10

Sử dụng máy tính bỏ túi để đổi từ độ sang radian và ngược lại.

 

a) Đổi 35o47’25’’ sang radian

b) Đổi 3 rad ra độ

 

Xem lời giải

Câu hỏi 1 trang 138 SGK Đại số 10

Cung lượng giác AD (h.45) có số đo là bao nhiêu ?

 

Xem lời giải

Câu hỏi 3 trang 139 SGK Đại số 10

Tìm số đo của các góc lượng giác (OA, OE) và (OA, OP) trên hình 46 (điểm E là điểm chính giữa của cung(A'B'), sđ cung AP = 1/3 sđ cung AB). Viết số đo này theo đơn vị radian và theo đơn vị độ.

Xem lời giải

Bài 1 trang 140 SGK Đại số 10

Khi biểu diễn các cung lượng giác có số đo khác nhau trên đường tròn lượng giác, có thể xảy ra trường hợp các điểm cuối của chúng trùng nhau không? Khi nào trường hợp này xảy ra?

Xem lời giải

Bài 2 trang 140 SGK Đại số 10

Đổi số đo của các góc sau đây ra rađian:

a) \(18^0\) ;            b) \(57^030’\)  ;

c) \(-25^0\);           d) \(-125^045’\) .

Xem lời giải

Bài 3 trang 140 SGK Đại số 10

Đổi số đo của các sau đây ra độ, phút, giây:

a) \( \frac{\pi}{18}\);                     b) \( \frac{3\pi}{16}\)

c) \(-2\);                      d) \( \frac{3}{4}\)

Xem lời giải

Bài 4 trang 140 SGK Đại số 10

Một đường tròn có bán kính \(20 cm\). Tìm độ dài của các cung trên đường tròn đó có số đo:

a) \( \frac{\pi }{15}\);                b) \(1,5\);                 c) \(37^0\)

Xem lời giải

Bài 5 trang 140 SGK Đại số 10

Trên đường tròn lượng giác hãy biểu diễn các cung có số đo

a) \(- {{5\pi } \over 4}\);                   b) \(135^0\)    

c) \({{10\pi } \over 3}\);                     d) \(-225^0\) 

Xem lời giải

Bài 6 trang 140 SGK Đại số 10

Trên đường tròn lượng giác gốc \(A\), xác định các điểm \(M\) khác nhau, biết rằng cung \(AM\) có số đo tương ứng là (trong đó \(k\) là một số nguyên tuỳ ý)

a) \(kπ\);         b) \(k{\pi  \over 2}\);            c) \(k{\pi  \over 3}\).

Xem lời giải

Bài 7 trang 140 SGK Đại số 10

Trên đường tròn lượng giác cho điểm \(M\) xác định bởi  \(sđ\overparen{AM} = α \,  (0 < α < {\pi  \over 2}).\)

Gọi \(M_1, M_2, M_3\) lần lượt là điểm đối xứng của \(M\) qua trục \(Ox, Oy\) và gốc toạ độ. Tìm số đo các cung \(\overparen{AM_1}, \,  \overparen{AM_2} , \, \overparen{AM_3}.\) 

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”