Bài 1: Cung và góc lượng giác

Bài Tập và lời giải

Bài 6.1 trang 181 SBT đại số 10

Đổi số đo của các góc sau ra độ, phút, giây.

a) -4;                    b) \({\pi  \over {13}}\)           c) \({4 \over 7}\)

Xem lời giải

Bài 6.2 trang 181 SBT đại số 10

Đổi số đo của các cung sau ra rađian (chính xác đến 0,001).

a) \({137^0}\);

b) \( - {78^0}35'\);

c) \({26^0}\)

Xem lời giải

Bài 6.3 trang 182 SBT đại số 10

Một đường tròn có bán kính 25 cm. Tìm độ dài của các cung trên đường tròn có số đo

a) \({{3\pi } \over 7}\);

b) \({49^0}\);

c) \({4 \over 3}\).

Xem lời giải

Bài 6.4 trang 182 SBT đại số 10

Một hình lục giác đều ABCDEF (các đỉnh lấy theo thứ tự đó và ngược chiều quay của kim đồng hồ) nội tiếp trong đường tròn tâm O. Tính số bằng rađian của các cung lượng giác: cung AB, AC, AD, AE, AF.


Xem lời giải

Bài 6.5 trang 182 SBT đại số 10
Cho cung lượng giác AB có số đo là 15 rad. Tìm số lớn nhất trong các số đo của cung lượng giác điểm đầu A, điểm cuối B, có số đo âm.

Xem lời giải

Bài 6.6 trang 182 SBT đại số 10

Tìm số x \((0 \le x \le 2\pi )\) và số nguyên k sao cho \(a = x + k2\pi \) trong các trường hợp

a) \(a = 12,4\pi \);

b) \(a =  - {9 \over 5}\pi \);

c) \(a = {{13} \over 4}\pi \).

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”