Bài 1: Số phức, biểu diễn hình học số phức

Bài Tập và lời giải

Bài 4.1 trang 198 SBT giải tích 12

Tìm các số thực \(x, y\) thỏa màn:

a) \(2x + 1 + (1 – 2y)i\) \( = 2 – x + (3y – 2)i\)

b) \(4x + 3 + (3y – 2)i \) \( = y  +1 + (x – 3)i\)

c) \(x + 2y + (2x – y)i \) \( = 2x + y + (x  + 2y)i\)

Xem lời giải

Bài 4.2 trang 198 SBT giải tích 12

Cho hai số phức \(\alpha  = a + bi,\beta  = c + di\). Hãy tìm điều kiện của \(a, b, c , d\) để các điểm biểu diễn \(\alpha \) và \(\beta \) trên mặt phẳng tọa độ:

a) Đối xứng với nhau qua trục \(Ox\);

b) Đối xứng với nhau qua trục \(Oy\);

c) Đối xứng với nhau qua đường phân giác của góc phần tư thứ nhất và góc phần tư thứ ba;

d) Đối xứng với nhau qua gốc tọa độ.

Xem lời giải

Bài 4.3 trang 199 SBT giải tích

Trên mặt phẳng tọa độ tìm tập hợp điểm biểu diễn các số phức \(z\) thỏa mãn điều kiện:

a) Phần thực của \(z\) bằng phần ảo của nó ;

b) Phần thực của \(z\) là số đối của phần ảo của nó ;

c) Phần ảo của \(z \) bằng hai lần phần thực của nó cộng với \(1\);

d) Modun của \(z\) bằng \(1\), phần thực của \(z\) không âm.

Xem lời giải

Bài 4.4 trang 199 SBT giải tích 12

Số phức thỏa mãn điều kiện nào thì có điểm biểu diễn ở phần gạch chéo trong các hình dưới đây?

Xem lời giải

Bài 4.5 trang 199 SBT giải tích 12

Hãy biểu diễn các số phức \(z\) trên mặt phẳng tọa độ, biết \(\left| z \right|\; \le 2\) và:

a) Phần thực của \(z\) không vượt quá phần ảo của nó;

b) Phần ảo của \(z\) lớn hơn \(1\);

c) Phần ảo của \(z\) nhỏ hơn \(1\), phần thực của \(z\) lớn hơn \(1\).

Xem lời giải

Bài 4.6 trang 199 SBT giải tích 12

Cho \(z \in \mathbb{C}\). Mệnh đề nào sau đây sai?

A. Nếu \(z \in \mathbb{R}\) thì \(z = \overline z \).

B. Nếu \(z = \overline z \) thì \(z \in \mathbb{R}\).

C. Nếu \(z \in \mathbb{R}\) thì \(z = \left| z \right|\).

D. Nếu \(z = \left| z \right|\) thì \(z \in \mathbb{R}\).

Xem lời giải

Bài 4.7 trang 200 SBT giải tích 12

Cho \(z \in \mathbb{C}\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Nếu \(z \in \mathbb{C}\backslash \mathbb{R}\) thì \(z\) là một số thuần ảo

B. Nếu \(z\) là một số thuần ảo thì \(z \in \mathbb{C}\backslash \mathbb{R}\)

C. Nếu \(z\) là một số thuần ảo thì \(z = \left| z \right|\)

D. Nếu \(z\) là một số thuần ảo thì \(z = \overline z \)

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”