Bài 1 trang 145 SGK Giải tích 12

Cho hàm số:  \(f(x) = ax^2– 2(a + 1)x + a + 2 ( a ≠ 0)\)

a) Chứng tỏ rằng phương trình \(f(x)  = 0\) luôn có nghiệm thực. Tính các nghiệm đó.

b) Tính tổng \(S\) và tích \(P\) của các nghiệm của phương trình \(f(x) = 0\). Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số của \(S\) và \(P\) theo \(a\).

Lời giải

Ta có:

\(f(x) = ax^2– 2(a + 1)x + a + 2 \) \(= (x – 1)(ax – a- 2)\)

nên phương trình \(f(x) = 0\) luôn có hai nghiệm thực là: \(x = 1\) và \( \displaystyle x = {{a + 2} \over a}.\)

Theo định lí Vi-et, tổng và tích của các nghiệm đó là:

\(\displaystyle S = {{2a + 2} \over a},P = {{a + 2} \over a}\)

1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số \(\displaystyle S = {{2a + 2} \over a} = 2 + {2 \over a}\)

- Tập xác định : \((-∞; 0) ∪ (0,\; +∞)\)

- Sự biến thiên: \(\displaystyle S' =  - {2 \over {{a^2}}} < 0,\forall a \in ( - \infty ; 0) \cup (0; + \infty )\) nên hàm số nghịch biến trên hai khoảng \((-∞; 0)\) và \((0; +∞)\)

- Cực trị: Hàm số không có cực trị.

- Giới hạn tại vô cực và tiệm cận ngang.

\(\eqalign{
& \mathop {\lim }\limits_{a \to + \infty } S = \mathop {\lim }\limits_{a \to + \infty } (2 + {2 \over a}) = 2 \cr
& \mathop {\lim }\limits_{a \to - \infty } S = \mathop {\lim }\limits_{a \to - \infty } (2 + {2 \over a}) = 2 \cr} \)

Vậy \(S = 2\) là tiệm cận ngang

- Giới hạn vô cực và tiệm cận đứng:

\(\eqalign{
& \mathop {\lim }\limits_{a \to {0^ + }} S = \mathop {\lim }\limits_{a \to {0^ + }} (2 + {2 \over a}) = + \infty \cr
& \mathop {\lim }\limits_{a \to {0^ - }} S = \mathop {\lim }\limits_{a \to {0^ - }} (2 + {2 \over a}) = - \infty \cr} \)

Vậy \(a = 0\) là tiệm cận đứng.

- Bảng biến thiên:

Đồ thị hàm số:

Đồ thị không cắt trục tung, cắt trục hoành tại \(a = -1\)

2) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số \(\displaystyle P = {{a + 2} \over a} = 1 + {2 \over a}\)

Tập xác định: \(D = \mathbb R\backslash {\rm{\{ }}0\} \)

 \(\displaystyle P' = {{ - 2} \over {{a^2}}} < 0,\forall a \in D\)

\(\mathop {\lim }\limits_{a \to {0^ - }} S =  - \infty  ⇒ \) Tiệm cận đứng: \(a = 0\)

\(\mathop {\lim }\limits_{a \to  \pm \infty } S = 1⇒\) Tiệm cận ngang: \(P = 1\)

Đồ thị hàm số:

Ngoài ra: đồ thị hàm số \(\displaystyle P = {{a + 2} \over a} = 1 + {2 \over a}\) có thể nhận được bằng cách tịnh tiến đồ thị \(\displaystyle S = {{2a + 2} \over a} = 2 + {2 \over a}\) dọc theo trục tung xuống phía dưới \(1\) đơn vị.


Bài Tập và lời giải

Trả lời câu hỏi 1 Bài 3 trang 88 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

 Vẽ đường thẳng \(xy\) cắt hai đường thẳng \(zt\) và \(uv\) tại \(A\) và \(B\).

a) Viết tên hai cặp góc so le trong.

b) Viết tên bốn cặp góc đồng vị.

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 2 Bài 3 trang 88 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

Trên hình \(13\) người ta cho \(\widehat {{A_4}} = \widehat {{B_2}} = {45^o}\)

a) Hãy tính \(\widehat {{A_1}};\widehat {{B_3}}\)

Gợi ý: Chú ý các cặp góc kề bù

b) Hãy tính \(\widehat {{A_2}};\widehat {{B_4}}\)

Gợi ý: Chú ý các cặp góc đối đỉnh

c) Hãy viết tên ba cặp góc đồng vị còn lại với số đo của chúng

Xem lời giải

Bài 21 trang 89 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Xem hình bên rồi điền vào chỗ trồng (...) trong các câu sau:

a) \(\widehat{IPO}\) và \(\widehat{POR}\) là một cặp góc ...

b) \(\widehat{OPI}\) và \(\widehat{TNO}\) là một cặp góc ...

c) \(\widehat{PIO}\) và \(\widehat{NTO}\) là một cặp góc ...

d) \(\widehat{OPR}\) và \(\widehat{POI}\) là một ...

Xem lời giải

Bài 22 trang 89 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

a) Vẽ lại hình 15.

b) Ghi tiếp số đo ứng với các góc còn lại.

c) Cặp góc \(A_{1},B_{2}\) và cặp góc \(A_{4},B_{3}\) được gọi là hai cặp góc trong cùng phía.

Tính:

\(\widehat{A_{1}}+\widehat{B_{2}}; \widehat{A_{4}}+\widehat{B_{3}}\).

Xem lời giải

Bài 23 trang 89 SGK Toán 7 tập 1
Hãy nêu hình ảnh của các cặp góc so le trong và các cặp góc đồng vị trong thực tế.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 3, 4 - Chương 1 - Hình học 7

Đề bài

Cho đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b lần lượt tại A và B (xem hình vẽ).

a) Hãy kể tên các cặp góc so le trong, các cặp góc đồng vị, các cặp góc trong cùng phía.

b) Cho \(\widehat {{B_6}} = \widehat {{B_8}} = {80^o}\) \(\widehat {{A_1}} = {120^o}\) và \(\widehat {{B_7}} = {100^o}\). Hãy tính các góc còn lại.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 3, 4 - Chương 1 - Hình học 7

Đề bài

Xem hình vẽ biết \(\widehat {{A_4}} = {50^o}\) và \(\widehat {{B_2}} = {50^o}.\)

a) Hãy tính các góc còn lại.

b) Hãy so sánh số đo của hai góc so le trong bất kì, hai góc đồng vị bất kì.

c) Tính \(\widehat {{A_3}} + \widehat {{B_2}}\) và \(\widehat {{A_4}} + \widehat {{B_1}}\). Em có kết luận gì về tổng hai góc trong cùng phía?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 3, 4 - Chương 1 - Hình học 7

Đề bài

Cho góc \(\widehat {xOy} = {120^o}\). Lấy điểm A trên tia Ox. Trên cùng nửa mặt phẳng chứa tia Oy bờ là Ox, vẽ tia At sao cho \(\widehat {OAt} = {60^o}\). Gọ At’ là tia đối của tia At.

a) Chứng tỏ tt’ // Oy.

b) Gọi Om, An theo thứ tự là các tia phân giác của các góc \(\widehat {xOy}\) và \(\widehat {xAt}\). Chứng tỏ Om//An.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 3, 4 - Chương 1 - Hình học 7

Đề bài

Cho \(\widehat {xOy} = {40^o}\). Lấy A trên tia Ox. Vẽ tia At nằm trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng Ox. Chứa tia Oy sao cho At cắt Oy tại B và \(\widehat {OAt} = {100^o}\). Gọi Am là tia phân giác của góc \(\widehat {xAt}\).

a) Chứng tỏ Am // Oy.

b) Trên nửa mặt phẳng không chứa điểm A bờ là đường thẳng Oy vẽ tia Bn. Hỏi để Bn song song với Ox thì số đo góc OBn phải bằng bao nhiêu?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 3, 4 - Chương 1 - Hình học 7

Đề bài

Cho hình vẽ bên, biết

\(\widehat {tCz}\), \(\widehat {xAB} = {130^o},\)

 \(\widehat {ABy} = {130^o},\)

\(AB \bot BC,\,\widehat {tCz} = {40^o}.\)

a) Chứng tỏ Ax // By.

b) Chứng tỏ By // Ct.

Xem lời giải