a) Tâm đối xứng của hình bình hành \(ABCD\) là giao điểm \(O\) của hai đường chéo \(AC\) và \(BD.\)
b) \(ABCD\) là hình bình hành nên \(AB//DC;AD//BC\)
Do đó \(AE//CG;DH//BF\).
Tứ giác \(AECG\) có \(AE//CG, AE = CG\) nên \(AECG\) là hình bình hành.
\(⇒ O\) là trung điểm của \(EG.\)
Tứ giác \(BFDH\) có \(BF//DH;BF=DH\) nên \(BFDH\) là hình bình hành.
\(⇒ O\) là trung điểm của \(HF.\)
Tứ giác \(EFGH\) có hai đường chéo \(EG\) và \(HF\) cắt nhau tại trung điểm \(O\) nên \(EFGH\) là hình bình hành.
Vậy \(O\) là tâm đối xứng của hình bình hành \(EFGH\).
c) Tứ giác \(EBGD\) có hai đường chéo \(BD\) và \(EG\) cắt nhau tại trung điểm \(O\) của mỗi đường nên \(EBGD\) là hình bình hành.
Tứ giác \(AHCF\) có hai đường chéo \(AC\) và \(HF\) cắt nhau tại trung điểm \(O\) của mỗi đường nên \(AHCF\) là hình bình hành.
Vậy \(O\) còn là tâm đối xứng của các hình bình hành: \(AECG, EBGD, AHCF, BFDH.\)