Bài 1 trang 66 SGK Sinh 12

Bệnh phêninkêtô niệu ở người là do một gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền theo quy luật Menđen. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh lấy một người vợ có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh? Biết rằng, ngoài người em chồng và anh vợ bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh

Lời giải

Cách 1:

Vì cả cặp vợ chồng này đều có anh em ruột bị bệnh nên cả hai người có kiểu gen 1AA:2Aa

Để họ sinh con đầu lòng bị bạch tạng thì họ phải có kiểu gen Aa x Aa với xác suất \({2 \over 3} \times {2 \over 3}\)

Xác suất cặp vợ chồng có kiểu gen Aa x Aa sinh con bị bệnh (aa) là \({1 \over 4}\)

Vậy xác suất cần tính là \({2 \over 3} \times {2 \over 3} \times {1 \over 4} = {1 \over 9}\) 

Cách 2:

Cặp vợ chống này có kiểu gen theo tỷ lệ: 1AA:2Aa = \({1 \over 3}AA : {2 \over 3}Aa\)

Tính lại tỷ lệ alen ta có: ♂ (\({2 \over 3}A : {1 \over 3}a\)) x ♀ (\({2 \over 3}A : {1 \over 3}a\)).

Vậy để sinh con bị bệnh thì người con phải có kiểu gen aa với tỷ lệ là: \({1 \over 3} \times {1 \over 3}  = {1 \over 9}\) 


Bài Tập và lời giải

Bài 21.1 trang 48 SBT Vật lý 9
Có một số quả đấm cửa làm bằng đồng và một số quả làm bằng sắt mạ đồng. Hãy tìm cách phân loại chúng?

Xem lời giải

Bài 21.2 trang 48 SBT Vật lý 9
Có hai thanh thép luôn hút nhau bất kể đưa các đầu nào của chúng lại gần nhau. Có thế kết luận được rằng một trong hai thanh này không phải là nam châm không?

Xem lời giải

Bài 21.3 trang 48 SBT Vật lý 9
Nêu các cách khác nhau để xác định tên cực của một thanh nam châm khi màu sơn đánh dấu cực đã bị tróc hết.

Xem lời giải

Bài 21.4 trang 48 SBT Vật lý 9
Quan sát hai thanh nam châm trong hình 21.1. Giải thích tại sao thanh nam châm 2 lại lơ lửng trên thanh nam châm 1.

Xem lời giải

Bài 21.5 trang 48 SBT Vật lý 9
Hình 21.2 mô tả tính chất từ của Trái đất. Các từ cực và các cực địa lí của trái đất có trùng nhau không? Điền tên từ cực của Trái Đất nằm gần cực Bắc địa lí trên hình vẽ. Thật ra la bàn có chỉ đúng cực Bắc địa lí không?

Xem lời giải

Bài 21.6; 21.7; 21.8 trang 48 SBT Vật lý 9

Bài 21.6

Trên thanh nam châm, chỗ nào hút sắt mạnh nhất?

A. Phần giữa của thanh.   

B. Chỉ có từ cực Bắc.

C. Cả hai từ cực.

D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.

Xem lời giải

Bài 21.9; 21.10; 21.11 trang 49 SBT Vật lý 9

Bài 21.9

Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy thành hai nửa. Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một từ cực ở một đầu.

B. Hai nữa đều mất hết từ tính.

C. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực cùng tên ở hai đầu.

D. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.

Xem lời giải