Ảnh hưởng của khí hậu tới sự phân bố thực, động vật thế giới rất rõ rệt:
* Thực vật: khí hậu ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố thực vật
- Tùy theo đặc điểm khí hậu mỗi nơi sẽ có các loài thực vật khác nhau:
+ Vùng nhiệt đới, xích đạo ẩm ướt, nhiệt độ độ ẩm lớn phù hợp với ác loài có nguồn gốc nhiệt đới (các loài cây gỗ như lim, sến, táu; hoa quả nhiệt đới như chuối, cam, sầu riêng, nhãn, thanh long, xoài; cây lương thực như lúa gạo, sắn...).
+ Vùng ôn đới phù hợp với các loài cây ưa nền nhiệt trung bình, khô ráo, độ ẩm thấp: lúa mì, củ cải đường; các loài cây trong rừng thuộc họ lá kim (thông)...
- Khí hậu quyết định mức độ phong phú hay nghèo nàn của thực vật:
+ Vùng xích đạo nóng quanh năm, thuận lợi cho sự phát triển của rừng rậm, các loại thực vật mọc chen chúc thành nhiều tầng.
+ Miền cực có khí hậu giá lạnh gần như quanh năm nên thực vật sinh sống rất khó khăn; chỉ có một số rất ít thực vật ià tồn tại được ở đây (như rêu, địa y...).
+ Vùng hoang mạc nhiệt đới khô hạn thực vật cũng không phát triển, chỉ có một số loài thuộc họ xương rồng.
* Động vật: chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật, vì động vật có thể di chuyển.
- Tùy theo đặc điểm khí hậu cũng có sự phân bố các loài động vật phù hợp:
+ Miền nhiệt đới phù hợp với các loài động vật ưa nhiệt ẩm cao: bò, voi, sư tử, kanguru, hươu cao cổ...
+ Miền khí hậu lạnh giá phù hợp với giới hạn sinh thái của các loài ưa lạnh như tuần lộc, gấu trắng, chim cánh cụt...
+ Miền hoang mạc thích hợp với sự sinh trưởng của loài lạc đà, cừu, ngựa...là những loài ưa nền nhiệt cao, khô hạn.
- Một số loài động vật thích nghi với khí hậu bằng cách ngủ đông (rắn, gấu,...) hoặc di cư theo mùa (nhạn, én, hồng hạc,...).