Hãy quan sát ba dòng đầu và dự đoán kết quả tương tự ở hai dòng cuối:
a) \(3 – 1 = 3 + (-1)\)
\(3 – 2 = 3 + (-2)\)
\(3 – 3 = 3 + (-3)\)
\(3 – 4 = ?\)
\(3 – 5 = ?\)
b)\( 2 – 2 = 2 + (-2)\)
\(2 – 1 = 2 + (-1)\)
\(2 – 0 = 2 + 0\)
\(2 – (-1) = ?\)
\(2 – (-2) = ?\)
Tính:
\(2 - 7\); \(1 - (-2)\);
\((-3) - 4\); \((-3) - (-4)\).
Tính
\( 0 - 7 = ?; \) \( 7 - 0 = ?; \)
\( a - 0 = ?; \) \( 0 - a = ?.\)
Dùng các số 2, 9 và các phép toán "+", "-" điền vào các ô trống trong bảng sau đây để được bảng tính đúng. Ở mỗi dòng hoặc mỗi cột, mỗi số hoặc phép tính chỉ được dùng một lần:
Tính tuổi thọ của nhà bác học Ác-si-mét, biết rằng ông sinh năm \(-287\) và mất năm \(-212.\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
x |
-2 |
-9 |
3 |
0 |
y |
7 |
-1 |
8 |
15 |
x - y |
|
|
|
|
Tìm số nguyên x, biết:
a) \(2 + x = 3\);
b) \(x + 6 = 0\);
c) \( x + 7 = 1\).
Đố vui: Ba bạn Hồng, Hoa, Lan tranh luận với nhau:
Hồng nói rằng có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ; Hoa khẳng định rằng không thể tìm được; Lan lại nói rằng còn có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số bị trừ và số trừ.
Bạn đồng ý với ý kiến của ai ? Vì sao ? Cho ví dụ.
Sử dụng máy tính bỏ túi:
Dùng máy tính bỏ túi để tính:
a) \(169 - 733;\)
b) \(53 - (-478)\)
c) \(-135 - (-1936).\)
Bài 1. Tính
a) \((-8) – (-7)\) b) \(-9 - |-5|\).
Bài 2. Tìm x, biết
a) \(-75 – (x + 20) + 95 = 0 \)
b) \(|-3| + x = -5\)
Bài 3. Tìm \(x ∈\mathbb Z\), biết:
a) \(|x + 2| ≤ 1 \) b) \(|x| ≤ 6 – (-1)\)
Bài 1. Thực hiện phép tính
a) \(3 – (5 – 13)\) b) \((-5) – (13 – 5)\)
Bài 2. Tìm \(x ∈\mathbb Z\), biết
a) \(3 + x = 5\) b) \(|-3| + x = -|7|\)
Bài 3. Đơn giản biểu thức:
a) \(a + |-12| + (-13) + 25\)
b) \(b - [12 + (-41) + 25]\)
Bài 1. Tìm \(x ∈\mathbb Z\). Tìm số đối của số \(2 – x\).
Bài 2. Tìm số nguyên a, biết
a) \(a + (15 – 13) = 5 + (10 – 7)\)
b) \(12 – a = 5 – (-3)\).
Bài 3. Tìm x, biết: \(|x + 3| < 2\).
Bài 1. Cho \(a ∈\mathbb Z\). Chứng minh rằng \(-3 + a\) và \(3 – a\) là hai số đối nhau
Bài 2. Tìm x, biết
a) \(12 – ( 1 + x) = 3\)
b) \(|x + 2| = 3 – (-1)\)
Bài 3. Tính tổng: \((-2010) - (19 - 2011)\).
Bài 4. Tìm khoảng cách giữa hai điểm a, b trên trục số
\(a = -2010; b = 2011\).
Bài 1. Tính giá trị của biểu thức: \(a + 10 – a – x\), biết: \(a = 5, x = -100\)
Bài 2. Tính tổng các số nguyên x, biết: \(-15 < x ≤ 10\)
Bài 3. Tìm x, biết:
a) \(10 – (3 – x) = 7\)
b) \(|x + 4| = 5 – (-1)\).
Bài 1. Tìm khoảng cách giữa hai điểm a, b trên trục số biết:
\(a = - 2010; b = 2011\)
Bài 2. Đơn giản biểu thức
\(A = a + (42 - 70 + 18) – (42 + 18 + a)\)
Bài 3. Tìm x, biết \(17 – (x + 3) = 2\)
Bài 1. Đơn giản biểu thức: \(A = a + 30 + 12 – (-20) + (-12) \)\(\,– (2 + a)\)
Bài 2. Tìm x, biết : \(12 – (x – 1) = 3\)
Bài 3. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
\(M = | x + 2| - 5, x ∈\mathbb Z\).