Câu 1. Hãy điền chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
1. Hoocmôn là sản phẩm tiết của các tuyến ngoại tiết
2. Hoocmôn có tác dụng với nhiều cơ thể. không mang tính đặc trưng cho loài
3. Hoocmôn chỉ có tác dụng với một cơ thể, mang tính đặc trưng cho loài
4. Hoocmôn là chất có hoạt tính sinh học cao
Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Tuyến nội tiết quan trọng nhất là
A. Tuyến giáp B. Tuyến trên thận
C. Tuyến tuỵ D. Tuyến yên
2. Tinh hoàn có chức năng:
A. Sản sinh ra tinh trùng và ơstrôgen
B. Sản sinh ra tinh trùng và testôstêrôn
C. Sản sinh và nuôi dưỡng tinh trùng
D. Sản sinh tinh trùng và prôgesteron
Câu 3. Tuyến giáp và tuyến cận giáp ảnh hưởng đến sự trao đổi chất như thế nào?
Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Chức năng của thuỷ tinh thể là:
A. Cho ánh sáng phản chiếu từ vật đi qua.
B. Dẫn truyền xung thần kinh từ mắt về não bộ.
C. Điều tiết để ảnh rơi đúng trên màng lưới.
D. Cả A, B, C đều đúng
2. Cơ quan thụ cảm, hộ phận ngoại biên của cơ quan phân tích thị giác là gì?
A. Mắt
B. Thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh
C. Màng lưới
D. Các nơron hình nón, hình que ở màng lưới.
3. Sự phân tích sóng âm bắt dầu từ đâu ?
A. Từ màng nhĩ
B. Từ tế bào thụ cảm thính giác
C. Từ dây thần kinh thính giác
D. Tại vùng thính giác ở thuỳ thái dương.
4. Tuỷ sống có dạng?
A. Hình sao B. Hình tròn
C. Hình trụ D. Hình tam giác
Câu 2 Em đã nhiều lần ăn chanh (chanh rất chua), khi ăn chanh thường tiết nước bọt rất nhiều. Sau này, khi không ăn chanh mà chỉ thấy bạn ăn quả chanh thì em cũng tiết nước bọt. Đây là loại phản xạ gì? Giải thích?
Câu 3 Khi đi trên đường chân không đi dép, em giẫm phải gai, rụt ngay chân lại. Đây là loại phản xạ gì? Giải thích?
Câu 1.Hãy nối các thông tin ở cột B với các thông tin ở cột A sao cho phù hợp rồi ghi vào cột trả lời:
Cột A |
Cột B |
Trả lời |
1. Hệ thần kinh vận động. 2. Hệ thần kinh sinh dưỡng. 3. Trụ não. 4. Tiểu não. 5. Não trung gian. |
a. Điều hòa phối hợp các hoạt động phức tạp. b. Điều khiển, điều hòa cơ quan nội quan. c. Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. d. Điều khicn hoạt động của các cơ vân. e. Điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng sinh sản. |
1 ...... 2 ...... 3...... 4 ....... 5 .....
|
Câu 2. Kể tên các tuyến ngoại tiết đã học. Tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết khác nhau cơ bản ở điểm nào?
Câu 1. Hãy sắp xếp các chức năng ở cột B tương ứng với từng bộ phận của não ở cột A rồi ghi vào phần trả lời ở cột C:
Các bộ phận của nào (A) |
Chức năng (B) |
Trả lời (C) |
1. Trụ não |
a. Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan (tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá). |
1 … |
2. Tiểu não |
b. Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. |
2 … |
3. Nào trung gian |
c. Điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp. |
3 … |
Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Chất tiết của tuyến nội tiết là:
A.Hoocmôn B. Dịch tiêu hoả
C. Dịch nhờn D. Kháng thể
2. Hoocmôn có tác dụng kích thích hoạt động của tuyến giáp là:
A. TSH B. ACTH
C. FSH D. ADH
Câu 3. Cấu tạo của tuyến yên và tác dụng của các hoocmôn tuyến yên?
Câu 1. Đánh dấu X vào ô đúng hoặc sai:
|
Đúng |
Sai |
1. Cấu tạo của mắt gồm có cầu mắt và các phần khác như: cơ vận động mắt, mí mắt, lỏng mi, lông mày và tuyến lệ. |
|
|
2. Thể thủy tinh là khối cứng, đàn hồi, có hình 2 mặt lõm, có thể điều tiết được. |
|
|
3. Điểm vàng và điểm mù cùng nằm trên màng giác |
|
|
4. Điểm vàng chứa các tế bào thần kinh hình nón tiếp nhận cảm giác ánh sáng |
|
|
5. Điểm mù là nơi không có tế bào thần kinh thị giác nên ảnh rơi vào điểm này sẽ không nhìn thấy gì. |
|
|
6. Không nên dụi khi bụi vào mắt, nên nhắm mắt lại để nước mắt tiết ra và cuốn bụi theo. |
|
|
7. Cần luyện tập cho mắt nhìn rõ vào ban đêm như đọc sách chỗ tối, làm việc nơi không đủ ánh sáng. |
|
|
8. Hậu quả của viễn thị là làm cho mắt chỉ có khả năng nhìn gần. |
|
|
Câu 2. Một cơ quan phân tích gồm những bộ phận nào ? Nêu các bộ phận trong cơ quan phân tích thị giác?
Câu 3. Nêu cấu tạo của cầu mắt?
Câu 1.Hãy nối một bộ phận của hệ thân kinh (ở cột A) với chức năng của nó (ở cột B) rồi điền vào phần trả lời (ở cột C)
Các bộ phận (A) |
Chức năng (B) |
Kết quả (C) |
l. Hệ thần kinh vận động. 2. Hệ thần kinh sinh dưỡng. 3. Trụ não. 4. Tiểu não. 5. Não trung gian. |
a. Điều hòa phối hợp các hoạt động phức tạp. |
1 … 2 … 3 … 4 … 5 … |
b. Điều khiển, điều hòa cơ quan nội quan. |
||
c. Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều |
||
hòa thân nhiệt. |
||
d. Điều khiển hoạt động của các cơ vân. |
||
e. Điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh |
||
dưỡng, sinh sản. |
Câu 2. Vì sao gọi là hệ thần kinh vận dụng và hệ thần kinh sinh dưỡng ? So sánh hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.