Bài 11 trang 9 SGK Vật lí 12

Một vật chuyển động điều hòa phải mất 0,25 s để đi từ điểm có vận tốc bằng 0 tới điểm tiếp theo cũng có vận tốc bằng 0. Khoảng cách giữa hai điểm là 36 cm. Tính:

a) Chu kì.               b) Tần số.               c) Biên độ.

Lời giải

Ta có:

\(\eqalign{ & {{{x^2}} \over {{A^2}}} + {{{v^2}} \over {{\omega ^2}{A^2}}} = 1 \Rightarrow v = \pm \omega \sqrt {{A^2} - {x^2}} \cr & = > v = 0 \Leftrightarrow \omega \sqrt {{A^2} - {x^2}} = 0 = > x = A \cr} \)

=> vận tốc bằng 0 khi vật đi qua vị trí biên

Góc mà vật quét được khi đi từ biên này sang biên kia là \(\Delta \varphi =180^0=\pi=\omega \Delta t\)

=> Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vận tốc bằng 0 (vật đi từ biên này đến biên kia) là \(\Delta t=\dfrac{\Delta \varphi}{\omega}=\dfrac{\pi}{\dfrac{2\pi}{T}}= \dfrac{T }{2} = 0,25s\) và khoảng cách giữa hai biên bằng \(2A = 36cm\)

a)Ta suy ra chu kì dao động của vật: \(T = 2.0,25=0,5s\)

b) Tần số dao động của vật: \(f=\dfrac{1 }{T}=\dfrac{1}{0,5}=2Hz\)

c) Biên độ dao động của vật: \(A =\dfrac{36}{2}= 18cm\)


Bài Tập và lời giải

Bài 1 trang 67 SGK Hoá học 9

Thế nào là sự ăn mòn kim loại ? Lấy ba thí dụ về đồ vật bị ăn mòn kim loại xung quanh ta.

Xem lời giải

Bài 2 trang 67 SGK Hoá học 9

Tại sao kim loại bị ăn mòn ? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự ăn mòn kim loại ? Lấy thí dụ minh hoạ.

Xem lời giải

Bài 3 trang 67 SGK Hoá học 9

Nêu các biện pháp đã được sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

Nêu hai thí dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình.

Xem lời giải

Bài 4 trang 67 SGK Hoá học 9

Sự ăn mòn kim loại là hiện tuợng vật lí hay hiện tượng hoá học ? Lấy thí dụ chứng minh.

Xem lời giải

Bài 5 trang 67 SGK Hoá học 9

Hãy chọn câu đúng:

Con dao làm bằng thép không bị gỉ nếu:

A. sau khi dùng, rửa sạch, lau khô.

B. cắt chanh rồi không rửa.

C. ngâm trong nước tự nhiên hoặc nước máy lâu ngày.

D. ngâm trong nước muối một thời gian.

Xem lời giải