Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau đây:
a) \(Fe + HN{O_3}\) (đặc nóng) \( \to N{O_2} \uparrow + ...\)
b) \(Fe + HN{O_3}\) (loãng) \( \to NO \uparrow + ...\)
c) \(Ag + HN{O_3}\) (đặc) \( \to N{O_2} \uparrow + ...\)
d) \(Ag + HN{O_3}\) (đặc) \( \to N{O_2} \uparrow + {H_3}P{O_4} + ...\)
Sơ đồ phản ứng sau cho thấy rõ vai trò của thiên nhiên và con người trong việc chuyển nitơ từ khí quyển vào trong đất, cung cấp nguồn phân đạm cho cây cối:
Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng trong sơ đồ chuyển hóa trên.
Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho \(HN{O_3}\) tác dụng với kim loại :
A. \(NO\). B. \(N{H_4}N{O_3}\)
C. \(N{O_2}\) D. \({N_2}{O_5}\)
Phản ứng giữa \(HN{O_3}\)với \(FeO\) tạo ra khí \(NO\). Tổng các hệ số trong phương trình của phản ứng oxi hóa – khử này bằng:
A. 22 B. 20 C. 16 D. 12
Cho 13,5g nhôm tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch \(HN{O_3}\) phản ứng tạo ra muối nhôm và một hỗn hợp khí gồm \(NO\) và \({N_2}O\). Tính nồng độ mol của dung dịch \(HN{O_3}\). Biết rằng tỉ khối của hỗn hợp khí đối với hiđro bằng 19,2.
Đốt cháy hoàn toàn 4,4g một sunfua kim loại có công thức MS (Kim loại M có các số oxi hóa +2 và +3 trong các hợp chất) trong lượng dư oxi. Chất rắn thu được sau phản ứng hòa tan trong một lượng vừa đủ dung dịch \(HN{O_3}\) 37,8%. Nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được là 41,7%.
a) Xác định công thức của sunfua kim loại.
b) Tính khối lượng dung dịch \(HN{O_3}\)đã dùng.