Bài 1.2 phần bài tập bổ sung trang 156 SBT toán 8 tập 1

Đề bài

a. Cho tam giác đều \(ABC.\) Gọi \(M,N,P\) tương ứng là trung điểm của các cạnh \(BC, CA, AB.\) Chứng minh \(MNP\) là tam giác đều.

b. Cho hình vuông \(ABCD.\) Gọi \(M, N, P, Q\) tương ứng là trung điểm của các cạnh \(BC, CD, DA, AB.\) Chứng minh \(MNPQ\) là hình vuông (tứ giác đều)

c. Cho ngũ giác đều \(ABCDE. \) Gọi \(M, N, P, Q, R\) tương ứng là trung điểm của các cạnh \(BC, CD, DE, EA, AB.\) Chứng minh \(MNPQR\) là ngũ giác đều.

Lời giải

a. Ta có: \(M\) là trung điểm của \(BC\)

\(N\) là trung điểm của \(AC\)

nên \(MN\) là đường trung bình của \(∆ ABC\)

\(⇒ MN = \dfrac{1}{2} AB\)

Lại có: \(P\) là trung điểm của \(AB\) nên \(MP\) là đường trung bình của \(∆ ABC\)

 \(⇒ MP = \dfrac{1}{2} AC\)

\(NP\) là đường trung bình của \(∆ ABC\)

\(⇒ NP = \dfrac{1}{2} BC\)

mà \(AB = BC = AC\) (gt) nên \(MN = MP = NP.\) Vậy \(∆ MNP\) đều

b.

Xét \(∆ APQ\) và \(∆ BQM:\)

\(AQ = BQ\) (gt)

\(\widehat A = \widehat B = {90^0}\)

\(AP = BM\) (gt)

Do đó: \(∆ APQ = ∆ BQM (c.g.c)\) \(⇒ PQ = QM \,(1)\)

Xét \(∆ BQM\) và \(∆ CMN:\)

\(BM = CM\) (gt)

\(\widehat B = \widehat C = {90^0}\)

\(BQ = CN \)(gt)

Do đó: \(∆ BQM = ∆ CMN (c.g.c)\) \(⇒ QM = MN \,(2)\)

Xét \(∆ CMN\) và \(∆ DNP:\)

\(CN = DN\) (gt)

\(\widehat C = \widehat D = {90^0}\)

\(CM = DP\) (gt)

Do đó: \(∆ CMN = ∆ DNP (c.g.c)\) \( ⇒ MN = NP \,(3)\)

Từ \((1), (2)\) và \((3)\) suy ra: \(MN = NP = PQ = QM\)

nên tứ giác \(MNPQ\) là hình thoi

Vì \(AP = AQ\) nên \(∆ APQ\) vuông cân tại \(A\)

\(BQ = BM\) nên \(∆ BMQ\) vuông cân tại \(B\)

\( \Rightarrow \widehat {AQP} = \widehat {BQM} = {45^0}\)

\(\widehat {AQP} + \widehat {PQM} + \widehat {BQM} = {180^0}\) (kề bù)

\( \Rightarrow \widehat {PQM} = {180^0} - \left( {\widehat {AQP} + \widehat {BQM}} \right)\)

\(= {180^0} - \left( {{{45}^0} + {{45}^0}} \right) = {90^0}\)

Vậy tứ giác \(MNPQ\) là hình vuông.

c.

Xét \(∆ ABC\) và \(∆ BCD:\)

\(AB = BC \)(gt)

\(\widehat B = \widehat C\) (gt)

\(BC = CD\) (gt)

Do đó: \(∆ ABC = ∆ BCD (c.g.c)\)

\(⇒ AC = BD\, (1)\)

Xét \(∆ BCD\) và \(∆ CDE:\)

\(BC = CD\) (gt)

\(\widehat C = \widehat D\) (gt)

\(CD = DE\) (gt)

Do đó: \(∆ BCD = ∆ CDE (c.g.c)\) \(⇒ BD = CE \,(2)\)

Xét \(∆ CDE\) và \(∆ DEA:\)

\(CD = DE\) (gt)

\(\widehat D = \widehat E\) (gt)

\(DE = EA\) (gt)

Do đó: \(∆ CDE = ∆ DEA (c.g.c)\) \( ⇒ CE = DA\, (3)\)

Xét \(∆ DEA\) và \(∆ EAB:\)

\(DE = EA\) (gt)

\(\widehat E = \widehat A\) (gt)

\(EA = AB\) (gt)

Do đó: \(∆ DEA = ∆ EAB (c.g.c) \) \(⇒ DA = EB \,(4)\)

Từ \((1), (2), (3), (4)\) suy ra: \(AC = BD = CE = DA = EB\)

Trong \(∆ ABC\) ta có \(RM\) là đường trung bình

\(⇒ RM = \dfrac{1}{2} AC\) (tính chất đường trung bình của tam giác)

Mặt khác, ta có: Trong \(∆ BCD\) ta có \(MN\) là đường trung bình

\(⇒ MN = \dfrac{1}{2} BD\) (tính chất đường trung bình của tam giác)

Trong \(∆ CDE\) ta có \(NP\) là đường trung bình

\(⇒ NP = \dfrac{1}{2} CE\) (tính chất đường trung bình của tam giác)

Trong \(∆ DEA\) ta có \(PQ\) là đường trung bình

\(⇒ PQ = \dfrac{1}{2} DA\) (tính chất đường trung bình của tam giác)

Trong \(∆ EAB\) ta có \(QR\) là đường trung bình

\(⇒ QR = \dfrac{1}{2} EB\) (tính chất đường trung bình của tam giác)

Suy ra: \(MN = NP = PQ = QR = RM\)

Ta có: \(\widehat A = \widehat B = \widehat C = \widehat D = \widehat E\) \( = \dfrac{{(5 - 2){{.180}^0}}}{5}\) \(={108^0}\)

\(∆ DPN\) cân tại \(D\)

\( \Rightarrow \widehat {DPN} = \widehat {DNP}\) \(=\dfrac{{{{108}^0} - \widehat D}}{2}\)  \(\dfrac{{{{180}^0} - {{108}^{^0}}}}{2}\) \(= {36^0}\)

\(∆ CNM\) cân tại \(C\)

\( \Rightarrow \widehat {CNM} = \widehat {CMN}\) \(=\dfrac{{{{108}^0} - \widehat C}}{2}\) 

\(\dfrac{{{{180}^0} - {{108}^{^0}}}}{2}\) \(= {36^0}\)

\(\widehat {ADN} + \widehat {PNM} + \widehat {CNM} = {180^0}\)

\( \Rightarrow \widehat {PNM} \\= {180^0} - \left( {\widehat {ADN} + \widehat {CNM}} \right)\)

\(= {180^0} - \left( {{{36}^0} + {{36}^0}} \right) = {108^0}\)

\(∆ BMR\) cân tại \(B\)

\( \Rightarrow \widehat {BMR} = \widehat {BRM} = \dfrac{{{{180}^0} - \widehat B}}{2}\\ = \dfrac{{{{180}^0} - {{108}^0}}}{2} = {36^0}\)

\(\begin{array}{l}\widehat {CNM} + \widehat {NMR} + \widehat {BMR} = {180^0}\\ \Rightarrow \widehat {NMR}\\ = {180^0} - (\widehat {CMN} + \widehat {BMR})\ \\= {180^0} - ({36^0} + {36^0}) = {108^0}\end{array}\)

\(∆ ARQ\) cân tại \(A\)

\(\begin{array}{l}\widehat {{\rm{AR}}Q} = \widehat {AQR} = \dfrac{{{{180}^0} - \widehat A}}{2} \\= \dfrac{{{{180}^0} - {{108}^0}}}{2} = {36^0}\\\widehat {BRM} + \widehat {MRQ} + \widehat {{\rm{AR}}Q} = {180^0}\\ \Rightarrow \widehat {MRQ} = {180^0} - (\widehat {BRM}  + \widehat {{\rm{AR}}Q})\\ = {180^0} - ({36^0} + {36^0}) = {108^0}\end{array}\)

\(∆ QEP\) cân tại \(E\)

\(\begin{array}{l}\widehat {{\rm{EQ}}P} = \widehat {EPQ} = \dfrac{{{{180}^0} - \widehat E}}{2} \\= \dfrac{{{{180}^0} - {{108}^0}}}{2} = {36^0}\\\widehat {AQR} + \widehat {RQB} + \widehat {{\rm{EQ}}P} = {180^0}\\ \Rightarrow \widehat {RQP} = {180^0} - (\widehat {AQR} +  + \widehat {{\rm{EQ}}P})\\ = {180^0} - ({36^0} + {36^0}) = {108^0}\end{array}\)

\(\begin{array}{l}\widehat {EPQ} + \widehat {QPN} + \widehat {DPN} = {180^0}\\ \Rightarrow \widehat {QPN} = {180^0} - (\widehat {EPQ} + \widehat {DPN})\\ = {180^0} - ({36^0} + {36^0}) = {108^0}\end{array}\)

Suy ra : \(\widehat {PNM} = \widehat {NMR} = \widehat {MRQ} \) \( =\widehat {RQP} = \widehat {QPN}\)

Vậy \(MNPQR\) là ngũ giác đều.