Bài 12. Phép chia phân số

Bài Tập và lời giải

Bài 96 trang 29 SBT toán 6 tập 2

Đề bài

Tìm số nghịch đảo của các số sau :

a) \(-3\)

b) \(\displaystyle{{ - 4} \over 5};\)

c) \(-1\)

d) \(\displaystyle{{13} \over {27}}.\)

Xem lời giải

Bài 97 trang 29 SBT toán 6 tập 2

Đề bài

Tính giá trị \(a, b, c, d\) rồi tìm số nghịch đảo của chúng :

\(\displaystyle a = {1 \over 3} - {1 \over 4};\)                                  \(\displaystyle b = {2 \over 7}.{{14} \over 5} - 1\)

\(\displaystyle c = {3 \over 4} - {1 \over {25}}.5;\)                      \(\displaystyle d =  - 8.\left( {6.{1 \over {24}}} \right)\)

Xem lời giải

Bài 98 trang 29 SBT toán 6 tập 2

Đề bài

Tìm các cặp số nghịch đảo của nhau trong các cặp số sau:

a) \(0,25\) và \(4;\)                                              b) \(3,4\) và \(4,3; \)    

c) \(2\) và \(0,5;\)                                                d) \(0,7\) và \(7.\)

Xem lời giải

Bài 99 trang 29 SBT toán 6 tập 2

Đề bài

Tìm \(\displaystyle x\), biết : 

a) \(\displaystyle {3 \over 4}x = 1\)

b) \(\displaystyle {4 \over 7}x = {9 \over 8} - 0,125\)

Xem lời giải

Bài 100 trang 29 SBT toán 6 tập 2
Tính tích sau rồi tìm số nghịch đảo của kết quả :\(\displaystyle T = \left( {1 - {1 \over 3}} \right).\left( {1 - {1 \over 5}} \right).\left( {1 - {1 \over 7}} \right)\)\(\displaystyle .\left( {1 - {1 \over 9}} \right).\left( {1 - {1 \over {11}}} \right)\left( {1 - {1 \over 2}} \right) \)\(\displaystyle .\left( {1 - {1 \over 4}} \right).\left( {1 - {1 \over 6}} \right).\left( {1 - {1 \over 8}} \right)\)\(\displaystyle.\left( {1 - {1 \over {10}}} \right)\)

Xem lời giải

Bài 101* trang 29 SBT toán 6 tập 2

Đề bài

Chứng minh rằng tổng của một phân số dương với số nghịch đảo của nó thì không nhỏ hơn 2.

Xem lời giải

Bài 102* trang 29 SBT toán 6 tập 2
Viết số nghịch đảo của \(-2\) dưới dạng tổng các nghịch đảo của ba số nguyên khác nhau.

Xem lời giải

Bài 103 trang 29 SBT toán 6 tập 2

Đề bài

Tính các thương số sau đây rồi sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần :

\(\displaystyle {3 \over 2}:{9 \over 4}\;;\quad \quad {{48} \over {55}}:{{12} \over {11}}\;;\quad \quad \)\(\displaystyle{7 \over {10}}:{7 \over 5}\;;\quad \quad {6 \over 7}:{8 \over 7}\)

Xem lời giải

Bài 104 trang 29 SBT toán 6 tập 2
a) Một người đi bộ \(12km\) trong \(3\) giờ. Hỏi trong \(1\) giờ, người ấy đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?b) Một người đi xe đạp \(8 km\) trong \(\displaystyle {2 \over 3}\) giờ. Hỏi trong \(1\) giờ, người ấy đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?

Xem lời giải

Bài 105 trang 30 SBT toán 6 tập 2
Một bể đang chứa lượng nước bằng \(\displaystyle {3 \over 4}\) dung tích bể. Người ta mở một vòi nước chảy vào bể, mỗi giờ chảy được \(\displaystyle {1 \over 8}\) bể. Hỏi sau bao lâu thì bể đầy nước ?

Xem lời giải

Bài 106 trang 30 SBT toán 6 tập 2

Đề bài

Một ô tô đi quãng đường \(AB\) với vận tốc \(40km/ h.\) Lúc về, xe đi quãng đường \(BA\) với vận tốc \(50km/ h.\) Thời gian cả đi lẫn về (không kể nghỉ) là \(4\) giờ \(30\) phút. Hỏi:

a) Thời gian ô tô đi \(1 km\) lúc đi ? Lúc về ?

b) Thời gian ô tô đi và về \(1km\)?

c) Độ dài quãng đường \(AB\) ? 

Xem lời giải

Bài 107 trang 30 SBT toán 6 tập 2
Viết phân số \(\displaystyle {{14} \over {15}}\) dưới dạng thương của hai phân số có tử và mẫu là các số nguyên dương có một chữ số.

Xem lời giải

Bài 108 trang 30 SBT toán 6 tập 2
Tính giá trị của biểu thức: \(\displaystyle {{A}} = {{{2 \over 3} + {2 \over 5} - {2 \over 9}} \over {{4 \over 3} + {4 \over 5} - {4 \over 9}}}.\)

Xem lời giải

Bài 109* trang 30 SBT toán 6 tập 2

Đề bài

Cho hai phân số \(\displaystyle {8 \over {15}}\) và \(\displaystyle {{18} \over {35}}\). Tìm số lớn nhất sao cho khi chia mỗi phân số này cho số đó ta được kết quả là số nguyên.

Xem lời giải

Bài 110* trang 30 SBT toán 6 tập 2

Đề bài

Tìm hai số, biết rằng \(\displaystyle{9 \over {11}}\) của số này bằng \(\displaystyle{6 \over 7}\) của số kia và tổng của hai số đó bằng \(258.\)

Xem lời giải

Bài 12.1, 12.2, 12.3, 12.4, 12.5 phần bài tập bổ sung trang 30, 31 SBT toán 6 tập 2

Bài 12.1

Số nghịch đảo của \(\displaystyle{{ - 2} \over 7}\) là:

\(\displaystyle\left( A \right){2 \over 7};\)         \(\displaystyle\left( B \right){7 \over 2};\)

\(\displaystyle\left( C \right)1;\)            \(\displaystyle\left( D \right){{ - 7} \over 2}\)

Hãy chọn đáp án đúng.


Xem lời giải