Tính bằng hai cách và so sánh kết quả:
a) (-8) . (5 + 3);
b) (-3 + 3) . (-5).
Thực hiện các phép tính:
a) \(15 . (-2) . (-5) . (-6);\) b) \(4 . 7 . (-11) . (-2).\)
Thay một thừa số bằng tổng để tính:
a) \(-57 . 11; \) b) \(75 . (-21).\)
Tính:
a) \((37 - 17) . (-5) + 23 . (-13 - 17)\);
b) \( (-57) . (67 - 34) - 67 . (34 - 57)\).
Tính nhanh:
a) \((-4) . (+125) . (-25) . (-6) . (-8)\);
b) \((-98) . (1 - 246) - 246 . 98\).
Viết các tích sau dưới dạng một lũy thừa:
a) \( (-5) . (-5) . (-5) . (-5) . (-5)\);
b) \((-2) . (-2) . (-2) . (-3) . (-3) . (-3)\).
Giải thích vì sao: \((-1)^3 = -1.\) Có còn số nguyên nào khác mà lập phương của nó bằng chính nó ?
Tính:
a) \(237 . (-26) + 26 . 137\); b) \( 63 . (-25) + 25 . (-23)\).
So sánh:
a) \( (-16) . 1253 . (-8) . (-4) . (-3) \) với 0;
b) \(13 . (-24) . (-15) . (-8) . 4 \) với 0.
Tính giá trị của biểu thức:
a) \((-125) . (-13) . (-a),\) với \(a = 8.\)
b) \((-1) . (-2) . (-3) . (-4) . (-5) . b, \) với \(b = 20.\)
Áp dụng tính chất \(a(b - c) = ab - ac,\) điền số thích hợp vào ô trống:
a) \(\square . (-13) + 8 . (-13) \)\(= (-7 + 8) . (-13) = \square\)
b) \((-5) . (-4 - \square )\) \(= (-5) . (-4) - (-5) . (-14) = \square\)
Giá trị của tích \(m.n^2\) với \(m = 2, n = -3\) là số nào trong bốn đáp số A, B, C, D dưới đây:
A. \(-18;\) B. \(18;\)
C. \(-36;\) D. \(36.\)
Bài 1. Tìm số nguyên x, biết:
a) \((-3).|x| = -9\) b) \((-3)^x= -27\)
Bài 2. Tìm các số nguyên x, y biết \(x.y = -5\)
Bài 3. So sánh: \((-3). 7\) và \(4. (-5)\)
Bài 4. Viết tiếp ba số trong dãy sau:
\(3, -9, 27,...\)
(mỗi số hạng là tích của số hạng trước với -3)
Bài 1. Tính : \(1.(-2).3. (-4).5. (-6).7. (-8).9. (-10)\)
Bài 2. Viết tích sau dưới dạng lũy thừa: \(16. (-3)^4.(625)\)
Bài 3. So sánh: \((-17).5\) và \((-17).(-5)\)
Bài 4. Tìm số nguyên x, y, biết:
a) \(x.y = 2\)
b) \((x – 1)(y + 2) = -3\).
Bài 1. So sánh: \((-13).3\) và \(14. (-3)\)
Bài 2. Tìm các số nguyên x, y, biết: \((x - 1)(y + 1) = -2\)
Bài 3. Viết tiếp ba số trong dãy số sau:
\(2; (-6); 18,...\)
(mỗi số hạng sau là tích của số hạng trước với -3)
Bài 4. Tìm số nguyên a, biết: \((-12).|a| = -24\).
Bài 1. Tìm \(x ∈ \mathbb Z\), biết: \(5.(2x+ 3) – 7 = 0\)
Bài 2. Tìm các số nguyên x, y biết:
a) \(x.(x + y) = 2 \)
b) \((x – 1)(x + 2) = 0\)
Bài 3. Cho \(x ∈\mathbb Z\). So sánh \(3x\) và \(5x\).
Bài 1. Tìm \(x ∈\mathbb Z\), biết: \(2(x – 1) + 3(x – 2) = x – 4\)
Bài 2. Tìm các số nguyên x, y. Biết : \(x.(x – y) = 5\).
Bài 3. Tìm số nguyên a, biết \(a.(a – 2) < 0\).
Bài 1. Tìm số nguyên x, biết: \(x (x + 2) < 0\)
Bài 2. Tìm các số nguyên x, y, biết: \((x + 1)(y – 1) = -2\)
Bài 3. Tìm \(x ∈\mathbb Z\), biết: \(3(4 – x) – 2( x – 1) = x + 20\)
Bài 1. Tìm \(x ∈\mathbb Z\), biết: \(|x| = 2x – 6\)
Bài 2. Tìm \(y ∈\mathbb Z\), biết: \(|2y – 4| < 2\).
Bài 1. Tìm \(x ∈\mathbb Z\) sao cho: \(| 4 – 2x| = 6\)
Bài 2. Tìm các số nguyên x, y, biết: \(x.( x+ y) = 1\)
Bài 3. Tìm \(a ∈\mathbb Z\); biết: \(|2 – 2a| < 1\)
Bài 1. Tìm \(x ∈\mathbb Z\), biết: \(4(2x + 7) – 3(3x – 2) = 24\)
Bài 2. Tìm các số nguyên x, y, biết: \(xy = -1\) và \(x – y = -2\)
Bài 3. Cho x ∈ Z, so sánh \(-2x\) và 0
Bài 1. Tìm \(x ∈\mathbb Z\), biết \((x + 2)(3 – x) > 0\)
Bài 2. Cho tập hợp \(A = \{-3, -2, -1\}\) và tập hợp \(B = \{5, 6\}\). Viết tập hợp C gồm các phần tử x.y, x ∈ A và y ∈ B.
Bài 1. Tìm \(x ∈\mathbb Z\), biết \(x^2 = 9\)
Bài 2. Tìm \(x, y , z ∈\mathbb Z\), biết: \(x^2 + (y + 1)^2 =1\).