Bài 12 trang 27 SGK Hình học 12

Cho hình lập phương \(\displaystyle ABCD.A'B'C'D'\) cạnh \(\displaystyle a\). Gọi \(\displaystyle M\) là trung điểm của \(\displaystyle A'B', N\) là trung điểm của \(\displaystyle BC\).

a) Tính thể tích khối tứ diện \(\displaystyle ADMN\).

b) Mặt phẳng \(\displaystyle (DMN)\) chia khối lập phương đã cho thành hai khối đa diện. Gọi \(\displaystyle (H)\) là khối đa diện chứa đỉnh \(\displaystyle A, (H')\) là khối đa diện còn lại. Tính tỉ số \(\displaystyle {{{V_{(H)}}} \over {{V_{(H')}}}}\).

Lời giải

a) Ta tính thể tích hình chóp \(\displaystyle M.ADN\). Hình chóp này có chiều cao bằng khoảng cách từ M đến mặt phẳng (ANCD) bằng \(\displaystyle a\) và diện tích đáy \(\displaystyle {S_{ADN}} = \frac{1}{2}.a.a = \frac{{{a^2}}}{2}\)

\(\displaystyle \Rightarrow {V_{ADMN}} = \frac{1}{3}d\left( {M;\left( {ADN} \right)} \right).{S_{ADN}} \) \(\displaystyle = \frac{1}{3}.a.\frac{1}{2}{a^2} = \frac{{{a^3}}}{6}\)

b) Trước hết, ta dựng thiết diện của hình lập phương khi cắt bởi \(\displaystyle (DMN)\).

Do \(\displaystyle (ABCD) // (A'B'C'D')\) nên \(\displaystyle (DMN)\) cắt \(\displaystyle (A'B'C'D')\) theo một giao tuyến song song với \(\displaystyle DN\). Ta dựng thiết diện như sau:

- Từ \(\displaystyle M\) kẻ đường thẳng song song với \(\displaystyle DN\), đường này cắt cạnh \(\displaystyle A'D'\) tại điểm \(\displaystyle P\) và cắt đường thẳng \(\displaystyle C'B'\) tại điểm \(\displaystyle Q\). Trong mặt phẳng \(\displaystyle (BCC'B')\) thì \(\displaystyle QN\) cắt cạnh \(\displaystyle BB'\) tại điểm \(\displaystyle R\); đa giác \(\displaystyle DNRMP\)  chính là thiết diện của hình lập phương khi cắt bởi \(\displaystyle (DMN)\).

- Bây giờ ta tính thể tích khối đa diện \(\displaystyle ABNDPMR\). Ta có: \({V_{ABNDPMR}} = {V_{M.ABND}} + {V_{M.NRB}} + {V_{M.AA'PD}} \) \(= {V_1} + {V_2} + {V_3}\)

Hình chóp \(\displaystyle M.ABND\), có đường cao bằng \(\displaystyle a\), diện tích đáy là hình thang \(\displaystyle ABND\) là: \(\displaystyle {1 \over 2}\left( {{a \over 2} + a} \right).a = {{3{a^2}} \over 4}\)

Suy ra: \(\displaystyle {V_1} = {1 \over 3}.{{3{a^2}} \over 4}.a \Rightarrow {V_1} = {{{a^3}} \over 4}\)

Dễ dàng chứng minh được \(\displaystyle \Delta CND\) và \(\displaystyle \Delta A'PM\) đồng dạng (g.g) nên \(\displaystyle \frac{{A'P}}{{CN}} = \frac{{A'M}}{{CD}} = \frac{1}{2} \Rightarrow A'P = \frac{1}{2}CN = \frac{a}{4}\)

Hình chóp \(\displaystyle M.AA'PD\) có chiều cao \(\displaystyle {a \over 2}\) và diện tích hình thang \(\displaystyle AA'PD\) là: \(\displaystyle {1 \over 2}\left( {{a \over 4} + a} \right).a = {{5{a^2}} \over 8}\)

Suy ra: \(\displaystyle {V_2} = {1 \over 3}.{a \over 2}.{{5{a^2}} \over 8} \Rightarrow {V_2} = {{5{a^2}} \over {48}}\)

Ta có: \(\displaystyle \Delta A'PM = \Delta B'QM \Rightarrow B'Q = A'P\)

\(\displaystyle \Rightarrow \frac{{B'R}}{{BR}} = \frac{{B'Q}}{{NB}} = \frac{1}{2} \Rightarrow BR = \frac{{2a}}{3}\)

Diện tích tam giác \(\displaystyle NRB\) là: \(\displaystyle {1 \over 2}.{2 \over 3}a.{a \over 2} = {{{a^2}} \over 6}\)

Hình chóp \(\displaystyle M.NRB\) có chiều cao \(\displaystyle {a \over 2}\) và diện tích đáy \(\displaystyle {{{a^2}} \over 6}\) nên:

\(\displaystyle {V_3} = {1 \over 3}.{a \over 2}.{{{a^2}} \over 6} \Rightarrow {V_3} = {{{a^3}} \over {36}}\)

\(\displaystyle {V_{ABNDPMR}} = {V_1} + {V_2} + {V_3} \) \(\displaystyle = {{5{a^3}} \over {48}} + {{{a^3}} \over 4} + {{{a^3}} \over {36}} = {{55{a^3}} \over {144}}\)

Thể tích phần còn lại là: \(\displaystyle {{144{a^3}} \over {144}} - {{55{a^3}} \over {144}} = {{89{a^3}} \over {144}}\)

Từ đây suy ra tỉ số cần tìm là: \(\displaystyle {{55} \over {89}}\)


Bài Tập và lời giải

Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Xem lời giải

Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
. Chuẩn bị ở nhà: viết dàn ý theo đề bài cho trước; chú ý tự mình quan sát hoặc nhớ lại những hình ảnh đã được quan sát ở một dịp nào đó, có thể tham khảo ý kiến của mọi người,…

Xem lời giải

Soạn bài Phương pháp tả cảnh
. Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Xem lời giải

Viết bài tập làm văn số 5 lớp 6 – Văn tả cảnh VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 – VĂN TẢ CẢNH (làm ở nhà)

: Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về.

Đề 2: Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.

Đề 3: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.

Đề 4: Em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm, bản làng nơi mình ở vào một ngày mùa đông giá lạnh.

Xem lời giải

Viết bài tập làm văn số 6 lớp 6 – Văn tả người BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 – VĂN TẢ NGƯỜI (làm tại lớp)

Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,…)

. Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong những trường hợp sau:

Đề 3: Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.

Đề 4*: Em đã có dịp xem vô tuyến, phim ảnh, báo chí, sách vở về hình ảnh một lực sĩ đang cử tạ. Hãy miêu tả lại hình ảnh ấy.

Đề 5: Em hãy tả lại một người nào đó tuỳ theo ý thích của bản thân mình.

Xem lời giải

Soạn bài Tổng kết phần tập làm văn lớp 6
 Hãy phân loại các văn bản trong SGK Ngữ văn 6 theo các phương thức biểu đạt và dẫn ra một số ví dụ để điền vào bảng sau:

Xem lời giải

Hướng dẫn làm văn tả đồ vật

 Quan sát kĩ đồ vật sẽ tả để tìm ra nét nổi bật riêng của đồ vật đó về hình dáng, màu sắc, cấu tạo, công dụng…



Xem lời giải

Hướng dẫn làm bài văn tả cây cối

Tả cây cối là dùng lời văn miêu tả để giúp người đọc hình dung rõ cây được tả với những đặc điểm nổi bật về hình dáng, màu sắc, các bộ phận của cây, sự phát triển của cây…


Xem lời giải

Ngôi kể trong văn tự sự trang 87 SGK Ngữ văn 6

I. NGÔI KỂ VÀ VAI TRÒ CỦA NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

Xem lời giải