Ta có \(\displaystyle \widehat A = {1 \over 2}sđ\overparen{BC}\)\(= {60^0}\);\( \displaystyle \widehat {B{\rm{D}}C} = {1 \over 2}{.60^0} = {30^0}.\) (số đo góc nội tiếp bằng nửa số đo cung bị chắn.)
Như vậy, điểm \(D\) tạo với hai mút của đoạn thẳng \(BC\) cố định một góc \(\widehat {B{\rm{D}}C} = {30^0}\) nên \(D\) chuyển động trên cung chứa góc \(30^0\) dựng trên \(BC.\)
Ta có, khi \(A ≡ B\) thì \(D ≡ E\) và khi \(A ≡ C\) thì \(D ≡ C.\)
Vậy khi \(A\) di chuyển trên cung lớn \(BC\) thì \(D\) di chuyển trên cung \(CE\) thuộc cung chứa góc \(30^0\) dựng trên \(BC.\)