Bài 13.1, 13.2, 13.3, 13.4 trang 32 SBT Vật lí 10

Câu 13.1.

Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có

A. lực ma sát.

B. phản lực.

C. lực tác dụng ban đầu.

D. quán tính.

Lời giải

Do có lực ma sát cản trở chuyển động nên vật chuyển động chậm dần

Chọn đáp án A

Câu 13.2.

Một vận động viên môn hốc cây (môn khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 20 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa bóng và mặt băng là 0,40. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bao nhiêu thì dừng lại ? Lấy g = 9,8 m/s2.

A. 39 m.                     B. 45 m.                

C. 51 m.                     D. 57 m.

Ta có: \({F_{ms}} = \mu .N = \mu .m.g\)

\(F = m.a\)

\( \to \left| a \right| = \mu g = 0,4.9,8 = 3,92m/{s^2}\)

Vì lực ma sát cản trở chuyển động

\({v^2} - v_0^2 = 2aS \\\to S = \dfrac{{{v^2} - v_0^2}}{{2a}} = \dfrac{{0 - {{20}^2}}}{{2.( - 3,92)}} = 51m\)

Chọn đáp án C

Câu 13.3.

Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu diện tích hai mặt tiếp xúc tăng lên ?

A. Tăng lên.

B. Giảm đi

C. Không thay đổi.

D. Không biết được.

Ta có hệ số của lực ma sát không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của vật nên khi diện tích hai mặt tiếp xúc tăng lên thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc không đỏi

Chọn đáp án C

Câu 13.4.

Một người đứng trên mặt đất nằm ngang. Lực của mặt đất tác dụng lên bàn chân của người thuộc loại lực nào ?

A. Trọng lực.

B. Lực đàn hồi.

B. Lực ma sát.

D. Trọng lực và lực ma sát.

Bàn chân ép vào mặt đất một lực đàn hồi theo phương vuông góc với mặt đất, làm cho mặt đất và bàn chân bị biến dạng

Chọn đáp án B