a) Giả sử hai số tự nhiên cần tìm là \(a,b\)
Theo giả thiết tích của hai số tự nhiên bằng \(42\) nên ta có: \(42 = a . b\).
Điều này có nghĩa là \(a\) và \(b\) là ước của \(42\). (Ở bài toán này vai trò của \(a\) và \(b\) tương đương nhau)
Ước của \(42\) là: \(1;2;3;6;7;14;21;42\)
+) Nếu \(a = 1\) thì \(b = 42\).
+) Nếu \(a = 2\) thì \(b = 21\).
+) Nếu \(a = 3\) thì \(b = 14\).
+) Nếu \(a = 6\) thì \(b = 7\).
+) Nếu \(a = 42\) thì \(b = 1\).
+) Nếu \(a = 21\) thì \(b = 2\).
+) Nếu \(a = 14\) thì \(b = 3\).
+) Nếu \(a = 7\) thì \(b = 6\).
Vậy các cặp số tự nhiên có tích bằng \(42\) là: \(1\) và \(42\); \(2\) và \(21\); \(3\) và \(14\); \(6\) và \(7\).
b) Theo giả thiết tích của hai số tự nhiên \(a\) và \(b\) bằng \(30\) nên ta có: \(30= a . b\).
Điều này có nghĩa là \(a\) và \(b\) là ước của \(30\); và \(a<b\)
Ước của \(30\) là: \(1;2;3;5;6;10;15;30\)
Do \(a<b\) nên ta có:
+) \(a = 1, b = 30\);
+) \(a = 2, b = 15\);
+) \(a = 3, b = 10\);
+) \(a = 5, b = 6\).