- Dựa vào kiến thức đã biết, hình 16-1 và quan sát hình 17-1, điền vào bảng 17-1.
Bảng 17-1. Nơi máu được bơm tới từ các ngăn tim
Các ngăn tim co |
Nơi máu được bơm tới |
Tâm nhĩ trái co |
|
Tâm nhĩ phải co |
|
Tâm thất trái co |
|
Tâm thất phải co |
|
- Căn cứ vào chiều dài quãng đường mà máu được bơm qua, dự đoán xem ngăn tim nào có thành cơ tim dày nhất (để có thể khi co sẽ tạo lực lớn nhất đẩy máu đi) và ngăn nào có thành cơ tim mỏng nhất.
- Dự đoán xem giữa các ngăn tim và giữa tim với các mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ dược bơm theo một chiều?
- Dùng dao sắc bổ dọc một quả tim lợn (heo) từ dính đến đáy, từ trái qua phải để thấy rõ cấu tạo trong các ngăn tim. Trường hợp không có tim thật, có thể quan sát mô hình tim người (có thể tháo rời); quan sát và nhận xét xem các dự doán của mình đúng hay sai? Xác định các loại mô và các bộ phận của tim.
- Quan sát hình 17-2, cho biết có những loại mạch máu nào?
- So sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa các loại mạch máu. Giải thích sự khác nhau đó.
- Quan sát hình 17-3, cho biết mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài bao nhiêu giây?
- Trong mỗi chu kì:
+ Tâm nhĩ làm việc bao nhiêu giây? Nghỉ bao nhiêu giây?
+ Tâm thất làm việc bao nhiêu giây? Nghỉ bao nhiêu giây?
+ Tim nghỉ ngơi hoàn toàn bao nhiêu giây?
- Thử tính xem trung bình mỗi phút diễn ra bao nhiêu chu kì co dãn tim (nhịp tim)?
Hãy điền chú thích thay cho các số 1, 2, 3 để chỉ các thành phần cấu tạo của tim vào hình bên (sơ đồ cấu tạo trong của tim).
Thử tìm cách xác định động mạch và tĩnh mạch cổ tay của mình và nêu ra những dấu hiệu để nhận biết chúng
Điền vào bảng sau:
Các pha của một chu kì tim | Hoạt động của các van trong các pha | Sự vận chuyển vào máu | |
Van nhĩ thất | Van động mạch | ||
Pha dãn chung | |||
Pha nhĩ co | |||
Pha thất co |