Coi mép bàn là trục quay O, ta có MF = MP
\(\displaystyle P{l \over 4} = F{l \over 4} = > F = P = 40(N)\)
Câu 18.8.
Một thanh dài AO, đồng chất, có khối lượng 1,0 kg. Một đầu O của thanh liên kết với tường bằng một bản lề, còn đầu A được treo vào tường bằng một sợi dây AB. Thanh được giữ nằm ngang và dây làm với thanh một góc α = 30° (H.18.7). Lấy g = 10 m/s2. Tính lực căng của dây.
Xem hình 18.2G.
Thanh có trục quay cố định O, chịu tác dụng của ba lực \(\overrightarrow P ,\overrightarrow T \) và \(\overrightarrow Q\) . Áp dụng quy tắc momen lực, ta được
MT = MP
T.OH = P.OG
T.0,5.OA = P.0,5OA
=> T = P = mg = 1,0.10 = 10 N.
Câu 18.9.
Một dây phơi căng ngang tác dụng một lực T1 = 200 N lên cột.
a) Tính lực căng T2 của dây chống. Biết góc α = 30° (H.18.8).
b) Tính áp lực của cột vào mặt đất. Bỏ qua trọng lực của cột.
a. Xét momen lực đối với trục quay O:
MT1 = MT2
T2lsin α = T1l
\({T_2} = \displaystyle{{{T_1}} \over {\sin \alpha }} = {{200} \over {0,5}} = 400(N)\)
b. Hợp lực \(\overrightarrow F \) của hai lực \(\overrightarrow T_1 \) và \(\overrightarrow T_2 \) phải hướng dọc theo thanh vào O
\(F = {T_2}\cos \alpha = \displaystyle{{400\sqrt 3 } \over 2} = 346(N)\)