Đề bài
Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
Đề bài
Khi đổ \(50 c{m^3}\) rượu vào \(50 c{m^3}\) nước, ta thu được một hỗn hợp rượu - nước có thể tích
A. Bằng \(100 c{m^3}\)
B. Lớn hơn \(100 c{m^3}\)
C. Nhỏ hơn \(100 c{m^3}\)
D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn \(100 c{m^3}\)
Hãy chọn câu trả lời đúng và giải thích tại sao.
Đề bài
Khi dùng pit-tông nén khí trong một xi-lanh kín thì
A. kích thước mỗi phân tử khí giảm.
B. khoảng cách giữa các phân tử khí giảm.
C. khối lượng mỗi phân tử khí giảm.
D. số phân tử khí giảm.
Đề bài
Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì
A. thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng
B. khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng
C. số nguyên tử đồng tăng
D. cả ba phương án trên đều không đúng
Đề bài
Biết khối lượng riêng của hơi nước bao giờ cũng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Hỏi câu nào sau đây so sánh các phân tử nước trong hơi nước và các phân tử nước trong nước là đúng?
A. Các phân tử trong hơi nước có cùng kính thước với các phân tử trong nước nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước lớn hơn.
B. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách lớn hơn các phân tử trong nước.
C. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách bằng các phân tử trong nước
D. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước, nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước nhỏ hơn.
Đề bài
Các nguyên tử trong một miếng sắt có tính chất nào sau đây?
A. Khi nhiệt độ tăng thì nở ra
B. Khi nhiệt độ giảm thì co lại
C. Đứng rất gần nhau
D. Đứng xa nhau.
Đề bài
Tại sao săm xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đã vặn van thật chặt, nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì lúc bơm, không khí vào săm còn nóng, sau đó không khí nguội dần, co lại, làm săm bị xẹp.
B. Vì săm xe làm bằng cao su là chất đàn đồi, nên sau khi giãn ra thì tự động co lại làm cho săm để lâu ngày bị xẹp
C. Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm săm xẹp dần.
D. Vì cao su dùng làm săm đẩy các phân tử không khí lại gần nên săm bị xẹp.