a. \(\displaystyle{F \over P} = {{60} \over {30}} = 2 = > F = 2P = 100(N)\)
b. \(\displaystyle{F \over P} = {{30} \over {60}} = {1 \over 2} = > F = {1 \over 2}P = 25(N)\)
c. Áp lực bằng \(F + P = 150 N\) hoặc \(75 N\)
Câu 19.5.
Xác định các áp lực của trục lên hai ổ trục A và B (H.19.3). Cho biết trục có khối lượng 10 kg, bánh đà đặt tại C có khối lượng 20 kg, khoảng cách AC = 1 m ; BC = 0,4 m lấy g = 10 m/s2
Ta phân tích trọng lực \(\overrightarrow {{P_1}} \) của trục thành hai lực thành phần tác dụng lên hai ổ trục A và B:
P1A = P1B = 0,5P = 50 N.
Làm tương tự với trọng lực \(\overrightarrow {{P_2}} \) của bánh đà:
P2A + P2B = P2 = 200 N(1)
\(\displaystyle{{{P_{2A}}} \over {{P_{2B}}}} = {{0,4} \over 1} = 0,4\) (2)
Từ (1) và (2) ta được P2A = 57 N và P2B = 143 N.
Vậy áp lực lên ổ trục A là P1A + P2A = 107 N
Áp lực lên ổ trục B là P1B + P2B = 193 N
Câu 19.6.
Một vận động viên nhảy cầu có khối lượng m = 60 kg đang đứng ở mép ván cầu (H.19.4). Lấy g = 10 m/s2.
a) Tính momen của trọng lực của người đối với cọc đỡ trước.
b) Tính các lực F1 và F2 mà hai cọc đỡ tác dụng lên ván.
Bỏ qua khối lượng của tấm ván.
a. M = Pl = 600.3,0 = 1800 N.m
b. Momen của lực \(\overrightarrow {{F_2}} \) của cọc đỡ sau đối với cọc đỡ trước phải cân bằng với momen của trọng lực của người. Do đó, lực \(\overrightarrow {{F_2}} \) phải hướng xuống (H.19.3G)
MF2 = F2d2 = 1800 N.m
=> F2 = 1800 N.
Hợp lực của \(\overrightarrow {{F_2}} \) và \(\overrightarrow {{P}} \) cân bằng với lực \(\overrightarrow {{F_1}} \)
F1 = F2 + P = 2400 N.