Bài 2. Giá trị của một biểu thức đại số

Bài Tập và lời giải

Trả lời câu hỏi 1 Bài 2 trang 28 SGK Toán 7 Tập 2

Đề bài

Tính giá trị của biểu thức \(3{x^2} - 9x\) tại \(x = 1\) và tại \(x = \dfrac{1}{3}\).


Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 2 Bài 2 trang 28 SGK Toán 7 Tập 2

Đề bài

Giá trị của biểu thức \(x^2y\) tại \(x=-4\) và \(y=3\) là:

 \(-48\)

 \(144\)

 \(-24\)

 \(48\)

 


Xem lời giải

Bài 6 trang 28 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Đố: Giải thưởng toán học Việt Nam (dành cho giáo viên và học sinh phổ thông) mang tên nhà toán học nổi tiếng nào ?

(Quê ông ở Hà Tĩnh. Ông là người thầy của nhiều thế hệ các nhà toán học nước ta trong thế kỉ \(XX\)).

Hãy tính giá trị của các biểu thức sau tại \(x = 3, y = 4\) và \(z = 5\) rồi viết các chữ tương ứng với các số tìm được vào các ô trống dưới đây, em sẽ trả lời được câu hỏi trên:

N  \({x^2}\);                             Ê   \(2{z^2} + 1\);

T   \({y^2}\) ;                            H   \({x^2} + {y^2}\)

Ă   \(\dfrac{1}{2}(xy + z)\);              V   \({z^2}-1\);

L   \({x^2} - {y^2}\)                                     

I    Biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có các cạnh là \(y, z\).

M    Biểu thức biểu thị cạnh huyền của tam giác vuông có hai cạnh góc vuông \(x, y\).


Xem lời giải

Bài 7 trang 29 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Tính giá trị các biểu thức sau tại  \(m = -1\) và \(n = 2\):

a) \(3m - 2n\);

b) \(7m + 2n - 6\).


Xem lời giải

Bài 8 trang 29 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Đố: Ước tính số gạch cần mua ? Giả sử gia đình em cần lát một nền nhà hình chữ nhật bằng gạch hình vuông có cạnh là \(30\) cm.

Hãy đo kích thước nền nhà đó rồi ghi vào ô trống trong bảng sau:


Xem lời giải

Bài 9 trang 29 SGK Toán 7 tập 2
Tính giá trị của biểu thức \({x^2}{y^3} + xy\) tại \(x = 1\) và \(y = \dfrac{1}{2}\).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 – Bài 1,2 - Chương 4 – Đại số 7

Đề bài

Bài 1: Một người đi từ quê lên thành phố. Đầu tiên người ấy phải đi bộ a(km) để đến ga xe lửa và sau đó đi xe lửa với vận tốc 40 km/h. Sau t giờ thì tới thành phố.

a) Tính quãng đường s từ nhà lên thành phố theo a và t.

b) Nếu \(a = 5km\);\(t = 3\) giờ thì quãng đường s là bao nhiêu ki-lô-mét?

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:

a) \({\rm{A = }}2{{\rm{x}}^2} - {1 \over 3}y,\) tại \(x = 2;y = 9.\)

b) \({\rm{B}} = {1 \over 2}{a^3} - 3{b^2},\) tại \(a =  - 2;b =  - {1 \over 3}\).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 1,2 - Chương 4 – Đại số 7

Đề bài

Bài 1: Chiều rộng của hình chữ nhật nhỏ hơn cạnh hình vuông là 4m; chiều dài của nó hơn cạnh hình vuông là 8m.

Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật nếu biết cạnh hình vuông là a mét. 

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:

a) \(P = 3{x^2}y - xy + 1,\) tại \(x = 5;y =  - 1.\)

b) \(Q =  - 5{x^2} + 3ax,\) tại \(x =  - {2 \over 5};a =  - {1 \over 3}\).

Bài 3: Chứng tỏ \(\overline {{\rm{ab}}} {\rm{ + }}\overline {{\rm{ba}}} \) là bội số của 11.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 1,2 - Chương 4 – Đại số 7

Đề bài

Bài 1: Chiều dài của khu vườn hình chữ nhật là a mét; chiều rộng nhỏ hơn chiều dài là 4 mét. Tính diện tích của khu vườn.

Bài 2: Một ô tô và xe máy đi từ A đến B dài s (km) và xuất phát cùng một lúc từ A. Vận tốc của ô tô là 50 km/h, vận tốc của xe máy là v (km/h) \((v < 50)\). Hỏi khi ô tô tới B thì xe máy đi được bao nhiêu ki-lô-mét?

Bài 3: Tính giá trị của biểu thức:

\(P = 2{a^4} - ab + 2{b^2},\) nếu \(a =  - 1;b =  - {1 \over 2}\).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 1,2 - Chương 4 – Đại số 7

Đề bài

Bài 1: Một người đã đi bằng xe buýt ra khỏi thành phố được 10 km, sau đó xuống xe và đi bộ 5 km/h. Tính quãng đường y mà người đó đã đi cả bằng xe buýt và đi bộ sau x giờ.

Bài 2: Trên khúc sông dài s km, một ca nô xuôi dòng với vận tốc 30 km/h. Tính thời gian t lúc ca nô ngược dòng để đi hết khúc sông đó. Biết vận tốc của dòng nước là 3 km/h.

Bài 3: Tính giá trị của biểu thức:

\({\rm{P = 2}}{{\rm{x}}^3} + 3{\rm{x}}y + {y^2}\) tại \(x =  - {1 \over 2};y = {2 \over 3}\).

 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 1,2 - Chương 4 – Đại số 7

Đề bài

Bài 1: Một số tự nhiên lẻ được viết dưới dạng: \(n = 2k + 1;k \in {\mathbb N}.\)

a) Tìm số n, biết \(k = 10\). 

b) Tìm k, biết \(n = 2011\). 

Bài 2: Viết biểu thức đại số biểu thị tích của hai số tự nhiên liên tiếp mà nhỏ nhất là m.

Bài 3: Một học sinh mua hai loại vở, một loại giá 3000 đồng một cuốn và mua x cuốn; một loại giá 4600 đồng một cuốn và mua y cuốn. Viết biểu thức đại số biểu thị số tiền cần phải trả khi mua số vở trên. 

Xem lời giải