Bài 2: Tích vô hướng của hai vec tơ

Bài Tập và lời giải

Bài 2.13 trang 91 SBT hình học 10
Cho hai vec tơ \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \) đều khác véc tơ \(\overrightarrow 0 \). Tích vô hướng \(\overrightarrow a .\overrightarrow b \) khi nào dương, khi nào âm và khi nào bằng \(0\)?

Xem lời giải

Bài 2.14 trang 91 SBT hình học 10

Đề bài

Áp dụng tính chất giao hoán và tính chất phân phối của tích vô hướng hãy chứng minh các kết quả sau đây:

\({(\overrightarrow a  + \overrightarrow b )^2} = {\left| {\overrightarrow a } \right|^2} + {\left| {\overrightarrow b } \right|^2} + 2\overrightarrow a .\overrightarrow b \);

\({(\overrightarrow a  - \overrightarrow b )^2} = {\left| {\overrightarrow a } \right|^2} + {\left| {\overrightarrow b } \right|^2} - 2\overrightarrow a .\overrightarrow b \);

\((\overrightarrow a  + \overrightarrow b )(\overrightarrow a  - \overrightarrow b ) = {\left| {\overrightarrow a } \right|^2} - {\left| {\overrightarrow b } \right|^2}\);

Xem lời giải

Bài 2.15 trang 91 SBT hình học 10

Đề bài

Tam giác ABC vuông tại A và có \(AB = AC = a\). Tính:

a) \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} \);

b) \(\overrightarrow {BA} .\overrightarrow {BC} \)

c) \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {BC} \).

Xem lời giải

Bài 2.16 trang 91 SBT hình học 10

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) có \(AB = 5 cm, BC = 7 cm, CA = 8 cm\).

a) Tính \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} \) rồi suy ra giá trị của góc \(A\);

b) Tính \(\overrightarrow {CA} .\overrightarrow {CB} \).

Xem lời giải

Bài 2.17 trang 91 SBT hình học 10

Đề bài

Tam giác ABC có AB = 6 cm, AC = 8 cm, BC = 11 cm.

a) Tính \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} \) và chứng tỏ rằng tam giác \(ABC\) có góc \(A\) tù.

b) Trên cạnh AB lấy điểm M sao cho AM = 2 cm và gọi N là trung điểm của cạnh AC. Tính \(\overrightarrow {AM} .\overrightarrow {AN} \).

Xem lời giải

Bài 2.18 trang 92 SBT hình học 10

Đề bài

Cho tam giác ABC cân (AB = AC). Gọi H là trung điểm của cạnh BC, D là hình chiếu vuông góc của H trên cạnh AC, M là trung điểm của đoạn HD. Chứng minh rằng AM vuông góc với BD.

Xem lời giải

Bài 2.19 trang 92 SBT hình học

Đề bài

Cho hai véc tơ \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \) có \(\left| {\overrightarrow a } \right| = 5,\left| {\overrightarrow b } \right| = 12\) và \(\left| {\overrightarrow a  + \overrightarrow b } \right| = 13\). Tính tích vô hướng \(\overrightarrow a .(\overrightarrow a  + \overrightarrow b )\) và suy ra góc giữa hai vec tơ \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow a  + \overrightarrow b \).

Xem lời giải

Bài 2.20 trang 92 SBT hình học 10

Đề bài

Cho tam giác ABC. Gọi H là trực tâm của tam giác và M là trung điểm của cạnh BC. Chứng minh rằng \(\overrightarrow {MH} .\overrightarrow {MA}  = \dfrac{1}{4}B{C^2}\).

Xem lời giải

Bài 2.21 trang 92 SBT hình học 10
Cho tam giác đều ABC cạnh a. Tính \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} \) và \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {BC} \).

Xem lời giải

Bài 2.22 trang 92 SBT hình học 10
Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau và cắt nhau tại M. Gọi P là trung điểm của cạnh AD. Chứng minh rằng MP vuông góc với BC khi và chỉ khi \(\overrightarrow {MA} .\overrightarrow {MC}  = \overrightarrow {MB} .\overrightarrow {MD} \).

Xem lời giải

Bài 2.23 trang 92 SBT hình học 10

Đề bài

Trong mặt phẳng Oxy cho tam giác ABC với \(A = (2;4),B( - 3;1)\) và \(C = (3; - 1)\). Tính:

a) Tọa độ điểm D để tứ giác ABCD là hình bình hành;

b) Tọa độ chân \(A'\) của đường cao vẽ từ đỉnh A.

Xem lời giải

Bài 2.24 trang 92 SBT hình học 10
Trong mặt phẳng Oxy, cho tam giác ABC có \(A = ( - 1;1),B = (1;3)\) và \(C = (1; - 1)\). Chứng minh tam giác ABC là tam giác vuông cân tại A.

Xem lời giải

Bài 2.25 trang 92 SBT hình học 10
Trong mặt phẳng Oxy cho bốn điểm \(A( - 1;1),B(0;2),C(3;1)\) và \(D(0; - 2)\). Chứng minh rằng tứ giác ABCD là hình thang cân.

Xem lời giải

Bài 2.26 trang 92 SBT hình học 10

Đề bài

Trong mặt phẳng Oxy cho ba điểm \(A( - 1; - 1),B(3;1)\)và C(6;0)

a) Chứng minh ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

b) Tính góc B của tam giác ABC.

Xem lời giải

Bài 2.27 trang 92 SBT hình học 10

Đề bài

Trong mặt phẳng Oxy cho hai điểm A(5;4) và B(3;-2). Một điểm M di động trên trục hoành Ox. Tìm giá trị nhỏ nhất của \(\left| {\overrightarrow {MA}  + \overrightarrow {MB} } \right|\).

Xem lời giải

Bài 2.28 trang 92 SBT hình học 10

Đề bài

Trong mặt phẳng Oxy cho bốn điểm \(A(3;4),B(4;1),C(2; - 3),D( - 1;6)\). Chứng minh tứ giác ABCD nội tiếp được trong một đường tròn.

Xem lời giải