Vì tam giác \(ABO\) đều (giả thiết)
\( \Rightarrow \widehat {AOB} = \widehat {OAB} = \widehat {ABO} = {60^0}\) (tính chất tam giác đều)
Vì \(AB // CD\) (gt)
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\widehat {O{\rm{D}}C} = \widehat {ABO} = {60^0}\left( {SLT} \right)\\\widehat {OC{\rm{D}}} = \widehat {OAB} = {60^0}\left( {SLT} \right)\end{array} \right.\)
\(\widehat {CO{\rm{D}}} = \widehat {AOB} = {60^0}\) (đối đỉnh)
\( \Rightarrow\) tam giác \(CDO\) cũng đều (dấu hiệu nhận biết tam giác đều)
\( \Rightarrow OD = OC\) (tính chất tam giác đều)
Xét \(∆AOD\) và \(∆BOC\) có:
+) \(AO = BO\) (tam giác \(ABO\) đều)
+) \(\widehat {AO{\rm{D}}} = \widehat {BOC}\) (đối đỉnh)
+) \(OD = OC\) (cmt)
\( \Rightarrow ∆AOD = ∆BOC\) (c.g.c)
\( \Rightarrow AD = BC\) (2 cạnh tương ứng)
Ta có: \(E, F\) là trung điểm của \(AO\) và \(DO\) (gt)
\( \Rightarrow\) \(EF\) là đường trung bình của tam giác \(AOD\) (dấu hiệu nhận biết đường trung bình của tam giác)
\(EF = \dfrac{1}{2}AD = \dfrac{1}{2}BC\) (1) (tính chất đường trung bình của tam giác)
\(CF\) là đường trung tuyến của tam giác đều \(CDO\) nên \(CF ⊥ DO\) (tính chất tam giác đều)
Trong tam giác vuông \(CFB\), \(FG\) là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên:
\(FG = \dfrac{1}{2}BC\) (2)
Chứng minh tương tự ta cũng có:
\(EG = \dfrac{1}{2}BC\) (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra \(EF = GF = EG\) nên tam giác \(EFG\) là tam giác đều (dấu hiệu nhận biết tam giác đều)