Gọi vận tốc của voi, sư tử, chó và ngựa lần lượt là \({v_1}\) (m/s), \(v_2\) (m/s), \(v_3\) (m/s) và \(v_4\) (m/s); thời gian chạy tương ứng của chúng lần lượt là \(t_1\) (s), \(t_2\) (s), \(t_3\) (s) và \(t_4\) (s) \(\left( {{v_1},{v_2},{v_3},{v_4} > 0;{t_1},{t_2},{t_3},{t_4} > 0} \right)\).
Theo đề bài ta có:
\(\dfrac{{{v_1}}}{1} = \dfrac{{{v_2}}}{{1,5}} = \dfrac{{{v_3}}}{{1,6}} = \dfrac{{{v_4}}}{2};\,\,{t_1} = 12\)
Suy ra \({v_2} = 1,5{v_1};{v_3} = 1,6{v_1}\) và \({v_4} = 2{v_1}\) (1)
Mặt khác cuộc chạy thi trên cùng một quãng đường \(100m\) thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch, nên ta có:
\({v_1}{t_1} = {v_2}{t_2} = {v_3}{t_3} = {v_4}{t_4}\) (2)
Thay các giá trị tính theo \(v_1\) của \(v_2;v_3;v_4\) vào (2) ta có:
\({v_1}{t_1} = 1,5{v_1}{t_2}\Rightarrow {t_1} = 1,5{t_2}\)
\(\begin{array}{l}{v_1}{t_1} = 1,6{v_1}{t_3} \Rightarrow {t_1} = 1,6{t_3}\\{v_1}{t_1} = 2{v_1}{t_4} \Rightarrow {t_1} = 2{t_4}\end{array}\)
Vì \({t_1} = 12\) (s) nên ta có:
\(\begin{array}{l}{t_2} = \dfrac{{12}}{{1,5}} = 8\,\,(s)\\{t_3} = \dfrac{{12}}{{1,6}} = 7,5\,\,(s)\\{t_4} = \dfrac{{12}}{2} = 6\,\,(s)\end{array}\)
Tổng thời gian của đội thi chạy là \({t_1} + {t_2} + {t_3} + {t_4} = 12 + 8 + 7,5 + 6\)\(\,= 33,5\,\,(s)\)
Vậy đội tuyển đó đã phá được “kỉ lục thế giới”.