Khi A tác dụng với O2 chỉ sinh ra CO2 và H2O, vậy A có chứa cacbon, hiđro, có thể có hoặc không có oxi.
Theo định luật bảo toàn khối lượng :
\({m_{C{O_2}}}\) + \({m_{{H_2}O}}\) = \({m_A}\) +\({m_{{O_2}}}\) = 2,50 +\(\dfrac{{3,36}}{{22,4}}\).32,0 = 7,30 (g) (1)
Theo đầu bài :\({m_{C{O_2}}} - {m_{{H_2}O}}\) =3,70(g). (2)
Từ hệ (1) và (2), tìm được \({m_{C{O_2}}}\) = 5,50 g ; \({m_{{H_2}O}}\) = 1,80 g.
Khối lượng C trong 5,50 g CO2: \(\dfrac{{12,0.5,50}}{{44,0}}\) = 1,50 (g).
Khối lượng H trong 1,8 g H2O: \(\dfrac{{2,0.1,8}}{{18}}\) = 0,200(g).
Đó cũng là khối lượng C và H trong 2,50 g chất A. Vậy chất A phải chứa O. Khối lượng O trong 2,50 g A :
2,50- 1,50-0,200 = 0,80 (g)
Phần trăm khối lượng của C : \(\dfrac{{1,5}}{{2,5}}\). 100% = 60,0%.
Phần trăm khối lương của H : \(\dfrac{{0,2}}{{2,5}}\). 100% = 8,00%.
Phần trăm khối lương của O : \(\dfrac{{0,8}}{{2,5}}\). 100% = 32,0%.