\({M_F} = {M_P} = Pd = 600.0,5 = 300N.m\)
Chọn đáp án A
Câu 22.3.
Tác dụng của ngẫu lực đối với một vật có thay đổi không nếu ta thay đổi điểm đặt và phương của cặp lực (F, F') nhưng không thay đổi độ lớn của lực và cánh tay đòn của ngẫu lực (H.22.2 a và b) ?
Vì momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực và
công thức tính momen của ngẫu lực
\(M = F.d\)
Trong đó:
M: Momen của ngẫu lực
F: độ lớn của mỗi lực
d: cánh tay đòn của ngẫu lực (khoảng cách giữa hai giá của hai lực)
Vậy nên tác dụng của ngẫu lực đối với một vật không thay đổi nếu ta thay đổi điểm đặt và phương của cặp lực (F, F') nhưng không thay đổi độ lớn của lực và cánh tay đòn của ngẫu lực
Câu 22.4.
Một vật rắn phẳng, mỏng có dạng là một tam giác đều ABC, mỗi cạnh là a = 20 cm. Người ta tác dụng vào vật một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của tam giác. Các lực có độ lớn là 8 N và đặt vào hai đỉnh A và B. Tính momen của ngẫu lực trong các trường hợp sau đây :
a) Các lực vuông góc với cạnh AB.
b) Các lực vuông góc với cạnh AC.
c) Các lực song song với cạnh AC.
Áp dụng công thức tính momen ngẫu lực M = F.d vào các phần ta được
a. M = F.d = F.a = 8.0,2 = 1,6 N.m
b. M = F.d = F.a/2 = 8.0,1 = 0,8 N.m
c. M = F.d = F.\(\displaystyle a{{\sqrt 3 } \over 2}\)
= 8. 0,1\(\displaystyle{{\sqrt 3 } \over 2}\) = 1,38 N.m