a) Ta có \(OA\perp BC\Rightarrow MB=MC\) (Theo ĐL 2 - trang 103).
Lại có \(MA=MO\) (Vì \(M\) là trung điểm)
Suy ra tứ giác \(ABOC\) là hình bình hành.
Mặt khác, \(BC \bot AO\)
Do đó \(ABOC\) là hình thoi (hình bình hành có hai đường chéo vuông góc nên là hình thoi).
b) Ta có \(ABOC\) là hình thoi nên \(BA=BO\)
Lại có \(BO=OA=R\)
Suy ra \(OB=OA=BA\). Do đó ra tam giác \(ABO\) là tam giác đều.
\(\Rightarrow \widehat{BOA}=60^{\circ}\).
Ta có \(EB\) là tiếp tuyến của \((O)\) tại \(B\) \(\Rightarrow EB\perp OB\) hay \(\widehat{EBO}=90^o\).
Xét tam giác \(BOE\) vuông tại \(B\), áp dụng hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông, ta có:
\(BE=BO. \tan 60^{\circ}= R. \tan 60^0=R\sqrt{3}.\)