Câu 26.1.
Cho phản ứng : \(S{O_2} + B{r_2} + {H_2}O\xrightarrow{{}}X + {H_2}S{O_4}\)
X là chất nào sau đây ?
A. HBr. B. HBrO.
C. \(HBrO_3\). D. \(HBrO_4\).
Đề bài
Vì sao người ta có thể điều chế \(Cl_2, Br_2, I_2\) bằng cách cho hỗn hợp dung dịch \(H_2SO_4\) đặc và \(MnO_2\) tác dụng với muối clorua, bromua, iotua nhưng không thể áp dụng phương pháp này để điều chế \(F_2\) ? Bằng cách nào có thể điều chế được \(F_2\) ? Viết PTHH của các phản ứng.
Đề bài
Bằng phương pháp hoá học nào có thể
a)Xác định được có khí clo lẫn trong khí hiđro clorua ?
b)Thu được khí clo từ hỗn hợp khí ở câu a ?
c) Thu được khí hiđro clorua từ hỗn hợp khí ở câu a ?
Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
Đề bài
Có 4 lọ không có nhãn đựng riêng biệt các muối : KF, KCl, KBr, KI.
Hãy cho biết :
a)Cách phân biệt muối đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.
b)Từ những muối đã cho điều chế các halogen tương ứng và các hiđro halogenua tương ứng.
Đề bài
Dựa vào cấu tạo, hãy giải thích vì sao tính oxi hoá của ion hipoclorit \(ClO^-\) mạnh hơn ion clorat \(ClO_3^-\). Lấy thí dụ phản ứng để minh hoạ.
Đề bài
Khi đun nóng muối kaliclorat, không có xúc tác, thì muối này bị phân huỷ đồng thời theo 2 phản ứng sau :
\(2KClO_3 → 2KCl + 3O_2\) (a)
\(4KClO_3 → 3KClO_4 + KCl\) (b)
Cho biết khi phân huỷ hoàn toàn 73,5 gam \(KClO_3\) thì thu được 33,57 gam KCl. Hãy tính bao nhiêu % kali clorat bị phân huỷ theo (a); bao nhiêu % bị phân huỷ theo (b).
Đề bài
Vì sao người ta có thể điều chế hiđro clorua (HCl), hiđro florua (HF) bằng cách cho dung dịch \(H_2SO_4\) đặc tác dụng với muối clorua hoặc florua, nhưng không thể áp dụng phương pháp này để điều chế hiđro bromua (HBr) hoặc hiđro iotua (HI) ? Viết PTHH của các phản ứng điều chế các hiđro halogenua.
Đề bài
Có 4 bình không có nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch sau: \(NaCl, NaNO_3, BaCl_2, Ba(NO_3)_2\). Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt từng dung dịch chứa trong mỗi bình.