Bài 26.1, 26.2, 26.3, 26.4, 26.5 trang 60 SBT Hóa học 10

Câu 26.1.

Cho phản ứng : \(S{O_2} + B{r_2} + {H_2}O\xrightarrow{{}}X + {H_2}S{O_4}\)

X là chất nào sau đây ? 

A. HBr.                            B. HBrO.

C. \(HBrO_3\).                    D. \(HBrO_4\).

Lời giải

\(SO_2 + Br_2 + 2H_2O → H_2SO_4 + 2HBr\)

=> X là HBr

=> Chọn A

Câu 26.2.

Khi đổ dung dịch \(AgNO_3\) vào dung dịch chất nào sau đây sẽ thu được kết tủa màu vàng đậm nhất ?

A. Dung dịch HF.                               

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch HBr.                              

D. Dung dịch HI.

Ta có: AgCl: màu trắng, AgBr: vàng nhạt, AgI: vàng đậm

=> Chọn D

Câu 26.3.

Brom bị lẫn tạp chất là clo. Để thu được brom tinh khiết cần làm cách nào sau đây ?

A. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch \(H_2SO_4\) loãng.

B. Dẫn hỗn hợp đi qua nước.

C. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaBr.

D. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaI

Dẫn hỗn hợp qua dung dịch NaBr sẽ thu được brom tinh khiết vì xảy ra phản ứng:

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

 => Chọn C

Câu 26.4.

Dãy axit nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính axit ?

A. HI > HBr > HCl > HF            

B. HF > HCl > HBr > HI.

C. HCl > HBr > HI > HF.            

D. HCl > HBr > HF > HI

Thứ tự giảm dần tính axit là: HI > HBr > HCl > HF

=> Chọn A

Câu 26.5.

Dãy ion nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính khử ?

A. \(F^- >Cl^- >Br^- > I^-\)

B. \( I^->Br^->Cl^-> F^-\)

C. \( Br^-> I^-> Cl^-> F^-\)

D. \( Cl^-> F^- Br^-> I^-\)

Thứ tự giảm dần tính khử là: \( I^->Br^->Cl^-> F^-\)

=> Chọn B