a) Cách 1 : Cho hỗn hợp khí đi qua dung dịch HBr hoặc dung dịch \(HI, Cl_2 \) sẽ oxi hoá HBr hoặc HI thành \(Br_2\) hoặc \(I_2\) làm cho dung dịch không màu ban đầu chuyển thành màu vàng hoặc màu nâu.
\(Cl_2 + 2HBr → 2HCl + Br_2\) (dung dịch có màu vàng)
hoặc \(Cl_2 + 2HI → 2HCl + I_2\) (dung dịch có màu vàng nâu)
Cách 2 : Có thể nhận biết hỗn hợp khí bằng giấy quỳ tím ẩm. Lúc đầu quỳ tím chuyển thành màu đỏ, do hỗn hợp khí có HCl. Sau đó màu đỏ biến mất do trong hỗn hợp có khí \(Cl_2\). Khí \(Cl_2\) tác dụng với \(H_2O\) sinh ra HClO có tính oxi hoá rất mạnh, làm mất màu đỏ :
b) Cho hỗn hợp khí trên (HCl và \(Cl_2\)) tác dụng với chất oxi hoá mạnh là \(MnO_2\), dung dịch \(KMnO_4\)... HCl bị oxi hoá thành \(Cl_2\), kết quả thu được chất khí duy nhất là \(Cl_2\).
\(4HCl + MnO_2 → MnCl_2 + Cl_2 + 2H_2O\)
\(16HCl + 2KMnO_4 → 2KC1 + 2MnCl_2 + 5C1_2 + 8H_2O\)
c) Cho hỗn hợp khí trên tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao, thu được khí duy nhất là HCl :
Hoặc cho hỗn hợp khí đi qua ống đựng bột đồng kim loại đun nóng, khí \(Cl_2\) tác dụng với đồng kim loại tạo muối clorua là chất rắn. Chất khí không tác dụng với đồng kim loại là HCl, nên chất khí đi ra chỉ là HCl.