Câu 8. Nguyên nhân nào làm cho cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên trễ pha đối với điện áp?
Bài 1. Để tăng dung kháng của một tụ điện phẳng có điện môi là không khí, ta cần
A. Tăng tần số của điện áp đặt vào hai bản tụ điện.
B. Tăng khoảng cách giữa hai bản tụ điện.
C. Giảm điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện.
D. Đưa bản điện môi vào trong lòng tụ điện.
Bài 2. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cuộn cảm?
A. Cuộn cảm có tác dụng cản trở đối với dòng điện xoay chiều, không có tác dụng cản trở dòng điện một chiều.
B. Điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn cảm thuần và cường độ dòng điện qua nó có thể đồng thời bằng một nửa các biên độ tương ứng của chúng.
C. Cảm kháng của một cuộn cảm thuần tỉ lệ nghịch với chu kì của dòng điện xoay chiều.
D. Cường độ dòng điện đi qua cuộn cảm tỉ lệ thuận với tần số dòng điện.
Bài 3. Cường độ dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch chỉ có tụ điện hoặc chỉ có cuộn cảm thuần giống nhau ở chỗ :
A. Đều biến thiên trễ pha \({\pi \over 2}\) so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
B. Đều có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
C. Đều có giá trị hiệu dụng tăng khi tần số dòng điện tăng.
D. Đều có giá trị hiệu dụng giảm khi tần số dòng điện tăng.
Bài 5. Điện áp giữa hai bản tụ điện có biểu thức \(u = {U_0}\cos \left( {100\pi t - {\pi \over 3}} \right)\) . Xác định các thời điểm mà cường độ dòng điện qua tụ điện bằng 0.