Bài 29.6,29.7,29.8,29.99,29.10 trang 68,69 SBT Vật lí 10

Câu 29.6.

Một lượng khí có thể tích 1 \({m^3}\)và áp suất 1 atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 3,5 atm. Thể tích của khí nén là

A. 28,6 \({m^3}\)

B. 3,5 \({m^3}\)

C. 0,286 \({m^3}\)

D. 0,35 \({m^3}\)

Lời giải

Áp dụng định luật Bôi lơ ma ri ốt ta có: \({V_2} = \dfrac{{{p_1}{V_1}}}{{{p_2}}} = \dfrac{{1.1}}{{3,5}} = 0,286{m^3}\)

Chọn đáp án C

Câu 29.7.

Một bình đựng khí có dung tích \({6.10^{ - 3}}{m^3}\)đựng khí ở áp suất \({2,75.10^6}Pa\). Người ta dùng khí trong bình để thổi các quả bóng bay sao cho bóng có thể tích \({3.10^{ - 3}}{m^3}\)và khí trong bóng có áp suất \({1,1.10^5}Pa\). Nếu coi nhiệt độ của khí không đổi thì số lượng bóng thổi được là

A. 50 quả bóng

B. 48 quả bóng

C. 52 quả bóng

D. 49 quả bóng

Khí trong bình chỉ thổi được bóng cho tới khi áp suất của khí trong bình bằng áp suất của khí trong bóng: \({p_1}{V_1} = {p_2}V{'_2} = {p_2}(n{V_2} + {V_1}) = {p_2}(n + 2){V_2}\)

Thay số: \({2,75.10^6}{.6.10^{ - 3}} = {1,1.10^5}(n + 2){.3.10^{ - 3}}\)

\( \to n = 48\)

Chọn đáp án B

Câu 29.8.

Người ta điều chế khí hiđrô và chứa vào một bình lớn dưới áp suất 1 atm, ở nhiệt độ 20°C. Tính thể tích khí phải lấy từ bình lớn ra để nạp vào một bình nhỏ thể tích 20 lít dưới áp suất 25 atm. Coi nhiệt độ không đổi.

\({V_1} = {{{p_2}{V_2}} \over {{p_1}}} = {{25.20} \over 1} = 500\) lít 

Câu 29.9.

Tính khối lượng khí ôxi đựng trong một bình thể tích 10 lít dưới áp suất 150 atm ở nhiệt độ 0°C. Biết ở điều kiện chuẩn khối lượng riêng của ôxi là 1,43 kg/m3.

Biết \({\rho _0} = {m \over {{V_0}}}\) và \({\rho } = {m \over {{V}}}\) suy ra  \({\rho _0}{V_0} = \rho V\)

Mặt khác  \({p_0}{V_0} = pV\)

(vì nhiệt độ của khí bằng nhiệt độ ở điều kiện chuẩn).

Từ (1) và (2) suy ra:

\(\rho = {{{\rho _0}p} \over {{p_0}}} = {{1,43.150} \over 1} = 214,5(kg/{m^3})\)

Và m = 214,5.10-2 = 2,145 kg.

Câu 29.10.

Một ống thuỷ tinh được cắm lộn ngược vào một chậu chứa thuỷ ngân, bên trong ống chứa 40 cm3 không khí và một cột thuỷ ngân cao 8 cm so với mực thuỷ ngân trong chậu (H.29.2a). Người ta ấn sâu ống thủy tinh vào thủy ngân cho tới khi mực thủy ngân ở bên trong và bên ngoài ống bằng nhau (H.29.2b). Tính thể tích của không khí còn lại bên trong ống thủy tinh. Biết áp suất khí quyển là 75 cmHg.

Trạng thái đầu:

V1 =  40 cm3 ; p1 = 75 – 8 = 67 cmHg.

Trạng thái cuối:

V2 = ? cm3 ; p2 = 75 cmHg.

Vì nhiệt độ không đổi nên: p1V1 = p2V2

=>\({V_2} = {{{p_1}{V_1}} \over {{p_2}}} \approx 35,7(c{m^3})\)