Đề bài
Dung dịch HCl đều tác dụng được với các chất trong dãy nào sau đây ?
A. Mg, Fe2O3; Cu(OH)2; Ag
B. Fe, MgO ; Zn(OH)2 ; Na2SO4
C. CuO, Al, Fe(OH)3, CaCO3
D. Zn, BaO, Mg(OH)2, SO2
Đề bài
Có các dung dịch KOH, HCl, H2SO4 (loãng) ; các chất rắn Fe(OH)3, Cu và các chất khí CO2, NO.
Những chất nào có thể tác dụng với nhau từng đôi một ? Viết các phương trình hoá học.
(Biết H2SO4 loãng không tác dụng với Cu).
Đề bài
Có những oxit sau : Fe2O3, SO2, CuO, MgO, CO2.
a) Những oxit nào tác dụng được với dung dịch H2SO4 ?
b) Những oxit nào tác dụng được với dung dịch NaOH ?
c) Những oxit nào tác dụng được với H2O ?
Viết các phương trình hoá học.
Đề bài
Hãy tìm công thức hoá học của những axit có thành phần khối lượng như sau :
a) H : 2,1% ; N : 29,8% ; O : 68,1%.
b) H : 2,4% ; S : 39,1% ; O : 58,5%.
c) H : 3,7% ; P: 37,8% ; O : 58,5%.
Đề bài
a) Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng có 2 cốc, mỗi cốc đựng một dung dịch có hoà tan 0,2 mol HNO3. Thêm vào cốc thứ nhất 20 gam CaCO3, thêm vào cốc thứ hai 20 gam MgCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.
b) Nếu dung dịch trong mỗi cốc có hoà tan 0,5 mol HNO3 và cũng làm thí nghiệm như trên. Phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.