a) Học sinh tự vẽ tứ giác thỏa mãn điều kiện đề bài, chẳng hạn như tứ giác \(ABCD\) ở hình vẽ có:
\(AC = 6cm\)
\(BD = 3,6cm\)
\(AC \perp BD\)
Có thể vẽ được vô số tứ giác theo yêu cầu từ đề bài:
\(AC = 6cm\)
\(BD = 3,6cm\)
\(AC \perp BD\) tại \(I\) với \(I\) là điểm tùy ý thuộc đoạn \(AC\) và \(BD\)
Diện tích của tứ giác vừa vẽ là:
\(S_{ABCD}= \dfrac{1}{2} AC. BD = \dfrac{1}{2}6. 3,6 = 10,8\) (\(cm^2\))
b) Diện tích hình vuông có độ dài đường chéo là \(d\)
Hình vuông có hai đường chéo bằng nhau và vuông góc với nhau, nên diện tích là:
\(S = \dfrac{1}{2} d.d = \dfrac{1}{2} d^2\)