a) Công thức phân tử của hợp chất A :
Số mol các sản phẩm của phản ứng :
\(nSO_2\) = 0,1 mol ; \(nH_2O\) = 0,1 mol.
Khối lượng của hiđro có trong 0,1 mol \(H_2O\) (2 g.0,1 = 0,2 g) và khối lượng của lưu huỳnh có trong 0,1 mol \(SO_2\) (32 g.0,1 = 3,2 g) đúng bằng khối lượng của hợp chất A đem đốt (3,4 g).
Vậy thành phần của hợp chất A chỉ có 2 nguyên tố là H và S.
- Tỉ lệ giữa số mol nguyên tử H và số mol nguyên tử S là :
\(n_H:n_S =0,1.2 : 0,1 =2 : 1\)
Công thức phân tử của hợp chất A là : \(H_2S\).
b) PTHH của phản ứng đốt cháy \(H_2S\) :
\(2H_2S + 3O_2 → 2SO_2 + 2H_2O\)
c) Nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch :
Biết số mol NaOH (0,3 mol) nhiều hơn 2 lần số mol \(SO_2\) (0,1 mol), vậy sản phẩm là muối \(Na_2SO_3\). Ta có PTHH :
\(SO_2 + 2NaOH → Na_2SO_3 + H_2O\)
- Khối lượng của dung dịch sau phản ứng :
\(m_{dd}\) = 146,6 + 3,4 = 150 (g)
- Khối lượng các chất có trong dung dịch sau phản ứng :
\(m_{Na_2SO_3}\)= 126.0,1 = 12,6 (g) \(Na_2SO_3\)
\(m_{NaOHdư}\)= 40.(0,3 - 0,2) = 4 (g) NaOH
- Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng :
\(C\% {_{N{a_2}C{O_3}}} = \dfrac{{12,6}}{{150}}.100\% = 8,4\% \)
\(C{\% _{NaOH\,dư}} = \dfrac{4}{{150}}.100\% \approx 2,67\% \)