N trong \(NO_2\) có số oxi hóa giảm sau phản ứng => \(NO_2\) là chất oxi hóa
=> \(SO_2\) là chất khử
=> Chọn B
Câu 34.2.
Cho biết PTHH :
\(2Mg + SO_2 → 2MgO + S\)
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng ?
A. Mg là chất oxi hoá, \(SO_2\) là chất khử.
B. Mg là chất bị khử, \(SO_2\) là chất bị oxi hoá.
C. Mg là chất khử, \(SO_2\) là chất oxi hoá.
D. Mg là chất bị oxi hoá, \(SO_2\) là chất khử.
Mg có số oxi hóa tăng sau phản ứng => Mg là chất khử, bị oxi hóa
=> \(SO_2\) là chất oxi hóa, bị khử
=> Chọn C
Câu 34.3.
Dung dịch axit sunfuric loãng có thể tác dụng với cả hai chất là
A. đồng và đồng(II) hiđroxit.
B. sắt và sắt(III) hiđroxit.
C. cacbon và cacbon đioxit.
D. lưu huỳnh và hiđro sunfua
A sai vì Cu không phản ứng với axit sunfuric loãng
C sai vì C và cacbon dioxit không phản ứng với axit sunfuric loãng
D sai vì S và hidro sunfua không phản ứng với axit sunfuric loãng
=> Chọn B
Câu 34.4.
Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, dư.
Thể tích khí hiđro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là
A. 4,48 lít. B. 2,24 lít
C. 6,72 lít. D. 67,2 lít.
\({n_{Zn}} = \dfrac{{13}}{{65}} = 0,2\left( {mol} \right),{n_{Fe}} = \dfrac{{5,6}}{{56}} = 0,1\left( {mol} \right)\)
Ta có PTHH:
\(Zn + 2HCl\xrightarrow{{}}ZnC{l_2} + {H_2}\) (1)
\(Fe + 2HCl\xrightarrow{{}}FeC{l_2} + {H_2}\) (2)
Từ (1) và (2), suy ra \({n_{{H_2}}} = {n_{Fe}} + {n_{Zn}} = 0,2 + 0,1 = 0,3\left( {mol} \right) \Rightarrow {V_{{H_2}}} = 6,72\left( l \right)\)
=> Chọn C