Bài 37: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên

Bài Tập và lời giải

Bài 37.1 trang 57 SBT hóa học 11

Đề bài

Nhận xét nào sau đây về thành phần của dầu mỏ là đúng ?

A. Dầu mỏ là một hiđrocacbon ở thể lỏng.

B. Dầu mỏ là một hỗn hợp của nhiều hiđrocacbon thể lỏng.

C. Dầu mỏ là một hỗn hợp của nhiều hiđrocacbon ở thể lỏng, thể khí và thể rắn.

D. Thành phần chính của dầu mỏ là các hiđrocacbon thể lỏng có hoà tan các hiđrocacbon thể rắn và thể khí, ngoài ra dầu mỏ còn chứa một lượng nhỏ các chất hữu cơ có oxi, nitơ, lưu huỳnh,...và một lượng rất nhỏ các chất vô cơ.

Xem lời giải

Bài 37.2, 37.3 trang 58 SBT hóa học 11

Câu 37.2.

Hãy ghép mỗi công đoạn của việc chế biến dầu mỏ ( xử lí sơ bộ, chưng cất, crăckinh, rifominh) với nội dung cho phù hợp.

Công việc

Nội dung

1

Xử lí sơ bộ

A

“Bẻ gãy” phân tử hidrocacbon mạch dài, tạo thành các phân tử hidrocacbon mạch ngắn hơn nhờ tác dụng của nhiệt hoặc của xúc tác và nhiệt.

2

Chưng cất

B

Dùng xúc tác và nhiệt làm biến đổi cấu trúc của hiđrocacbon từ mạch cacbon không nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm.

3

Crăckinh

C

Loại bỏ nước, muối, phá nhũ tương,...

4

Rifominh

D

Tách dầu mỏ thành những sản phẩm khác nhau dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của các hiđrocacbon có trong dầu mỏ.


Xem lời giải

Bài 37.4 trang 58 SBT hóa học 11

Đề bài

Khi chưng cất một loại dầu mỏ, 15% (khối lượng) dầu mỏ chuyển thành xăng và 60% khối lượng chuyển thành mazut. Đem crăckinh mazut đó thì 50% (khối lượng) mazut chuyển thành xăng. Hỏi từ 500 tấn dầu mỏ đó qua hai giai đoạn chế biến, có thể thu được bao nhiêu tấn xăng ?

Xem lời giải

Bài 37.5 trang 58 SBT hóa học 11

Đề bài

Một loại khí thiên nhiên có thành phần về thể tích như sau : 85% CH4 ; 10% C2H6 ; 3% N2 ; 2% CO2.

1. Người ta chuyển metan trong 1000 m3 (đktc) khí thiên nhiên đó thành axetilen (hiệu suất 50%) rồi thành vinyl clorua (hiệu suất 80%). Viết phương trình hoá học của các phản ứng và tính khối lượng vinyl clorua thu được.

2. Người ta đốt cháy hoàn toàn khí thiên nhiên đó để đun nóng 100 lít nước từ 20°C lên 100°C. Tính thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần đốt, biết rằng nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 1 mol CH4 và 1 mol C2H6 lần lượt là 880 kJ và 1560 kJ ; để làm cho 1 ml nước tăng thêm 1° cần 4,18 J và khi đốt khí thiên nhiên, 20% nhiệt lượng toả ra môi trường không khí.

Xem lời giải

Bài 37.6 trang 58 SBT hóa học 11

Đề bài

Khi crăckinh butan, đã xảy ra các phản ứng :

\(\begin{array}{l}{C_4}{H_{10}} \to C{H_4} + {C_3}{H_6}\\{C_4}{H_{10}} \to {C_2}{H_6} + {C_2}{H_4}\\{C_4}{H_{10}} \to {H_2} + {C_4}{H_8}\end{array}\)

Một phần butan không tham gia các phản ứng.

Hỗn hợp khí A thu được sau phản ứng có thể tích là 47 lít. Dẫn hỗn hợp khí này đi qua nước brom có dư thì thể tích hỗn hợp khí còn lại là 25 lít. Đốt cháy hoàn toàn 5 lít hỗn hợp khí còn lại này thì thu được 9,4 lít CO2. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện.

1. Tính phần trăm thể tích butan đã tham gia các phản ứng.

2. Tính phần trăm theo thể tích của từng khí trong hỗn hợp A nếu biết thêm rằng thể tích C2H4 gấp 3 lần thể tích C3H6.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”